Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Hà Nội

Quy hoạch Thủ đô: Quyết tâm ‘hồi sinh’ các dòng sông chết

Trong những năm qua, TP Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để hồi sinh các dòng sông chết qua nội thành, đặc biệt trong đó là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét. Tuy nhiên, những giải pháp nhằm làm giảm ô nhiễm, phục hồi các sông nội đô, kể cả sông lớn như: Nhuệ, Đáy cũng như các sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Dành nhiều nguồn lực để hồi sinh các dòng sông

Trong những năm qua, TP Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để hồi sinh các dòng sông chết qua nội thành, đặc biệt trong đó là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét. Tuy nhiên, những giải pháp nhằm làm giảm ô nhiễm, phục hồi các sông nội đô, kể cả sông lớn như: Nhuệ, Đáy cũng như các sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Sông Tô Lịch có chiều dài hơn 14km, bắt nguồn từ phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), đổ ra sông Nhuệ - đoạn xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì). (Ảnh: Internet).

Trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất chậm được khắc phục. Đặc biệt, chất lượng nước sông Đáy, Nhuệ vẫn không có dấu hiệu được cải thiện, luôn duy trì ở mức kém hoặc rất kém. "Tại các sông nội thành như: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ, kết quả quan trắc phản ánh tình trạng bị ô nhiễm nặng", quy hoạch nêu.

Trước tình trạng trên, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được thành phố Hà Nội đặt ra là giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch. Thành phố cũng đặt mục tiêu xử lý ô nhiễm môi trường sông Nhuệ, sông Đáy để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị.

Theo đó, Hà Nội sẽ phân vùng xử lý nước thải theo khu vực với quy mô phù hợp, bảo đảm hiệu quả trong thu gom và công suất xử lý. Bảo đảm quy mô nhà máy xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu phát triển trên địa bàn Thủ đô, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch, sông Tích góp phần làm sạch sông, hồ trong đô thị trung tâm.

Thành phố Hà Nội cũng sẽ hạn chế hoặc tạm ngừng việc khai thác cát trên sông Hồng nhằm góp phần nâng cao mực nước sông Hồng để tăng khả năng lấy nước vào các sông Đáy - Nhuệ, Tô Lịch và hệ thống công trình thủy lợi khác.

Một giải pháp "đa mục tiêu" trong đó có việc hướng tới làm sạch các dòng sông ở Hà Nội đang được đề xuất thực hiện là xây dựng các đập trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống.

Theo quy hoạch, dự kiến Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng đập Xuân Quan trên sông Hồng, đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm sống lại các dòng sông.

Trước đó, tại hội nghị công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, việc làm đập tràn trên sông Hồng để bảo đảm môi trường cho toàn bộ Hà Nội và vùng xung quanh. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, khi nước sông Hồng dâng lên sẽ giúp các sông Nhuệ, sông Đáy hay thậm chí sông Tô Lịch có dòng chảy tự nhiên như xưa.

Cùng vấn đề trên, Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cũng thống nhất đề xuất xây dựng một số đập trên sông Hồng và sông Đuống nhằm dâng nước, tạo nguồn tự chảy thường xuyên, liên tục vào các sông của Hà Nội. Việc này nhằm bảo đảm dòng chảy môi trường, tránh tình trạng ứ đọng, ô nhiễm, trả lại khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm cho sông.

Đề án cũng hướng tới việc điều hòa, kiểm soát lượng dòng chảy phân lưu từ sông Hồng sang sông Đuống, sử dụng nước, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước.

Ngăn chặn nước thải và chất thải đổ xuống sông

Từ nhiều năm trước, TP Hà Nội đã chỉ ra và thực hiện một số giải pháp để giảm ô nhiễm, làm sạch hệ thống sông, hồ nội đô. Nhiều trạm xử lý nước thải đã được xây dựng. Từ năm 2013, TP. Hà Nội đã đưa Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, quận Hoàng Mai có công suất 200.000m3/ngày đêm, với nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải của sông Sét và Kim Ngưu.

Ngoài ra, nhiều dự án cũng được TP Hà Nội đặt ra nhằm thu gom và xử lý nước thải như hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị khu vực quận Hà Đông và Sơn Tây, dự kiến công suất 45.000m3/ngày đêm và 20.000m3/ngày đêm; hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô với công suất 84.000m3/ngày đêm.

Tháng 10/2016, Hà Nội đã khởi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, có tổng mức đầu tư 16 nghìn tỷ đồng với mục tiêu xử lý nước thải thuộc các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì.

Đến nay, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (công suất 270 nghìn m3/ngày đêm) đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến trong quý 2/2024 sẽ vận hành thử nghiệm nhà máy.

Để thực hiện các mục tiêu trong Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra, là giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là TP Hà Nội sẽ xây dựng đập trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống để đảm bảo mực nước ổn định, phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội trên các dòng sông.

Cụ thể, TP Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng đập Xuân Quan trên sông Hồng, đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm sống lại các dòng sông. Nhờ đó, nước từ sông Hồng, sông Tô Lịch sẽ có dòng chảy, thoát cảnh dòng sông chết, tích tụ nước thải như hiện nay.

Đặc biệt, TP Hà Nội sẽ hạn chế hoặc tạm ngừng việc khai thác cát trên sông Hồng. Việc này nhằm góp phần nâng cao mực nước sông Hồng để tăng khả năng lấy nước vào sông Đáy - Nhuệ, Tô Lịch và hệ thống công trình thủy lợi khác.

Liên quan đến các dự án xây dựng đập dâng trên sông Hồng, sông Đuống, TS. Hoàng Văn Thắng, Chủ tịch Hội Đập lớn Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, việc nâng mực nước sông Hồng sẽ giúp phục hồi cảnh quan sông Hồng. Theo ông Thắng, ở Hà Nội có nhiều dòng sông cạn trơ đáy, người dân đổ nhiều chất thải nên gây ô nhiễm. Nếu cứ để như vậy, nhiều dòng sông sẽ biến mất. Nếu triển khai đề án xây dựng đập dâng, nhiều dòng sông ở Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy sẽ lấy nước từ sông Hồng, có dòng chảy, như vậy sẽ phục hồi được cảnh quan môi trường, không chỉ cho Hà Nội mà cả vùng Thủ đô.

Trong khi đó, TS Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, giải pháp quan trọng nhất trong việc làm sạch sông Tô Lịch là không cho nước thải đổ xuống sông. Hai bên bờ sông Tô Lịch có gần 300 cống lớn nhỏ. Hằng ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ xuống sông. Nếu không tách được nước thải, mọi giải pháp đều khó hồi sinh được sông Tô Lịch.

TS Bùi Thị An cho rằng, Hà Nội đã chú trọng nhiều giải pháp tách nước thải khỏi sông Tô Lịch, thông qua việc thực hiện Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, với tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu USD.

Dự án này có vai trò rất quan trọng đối với môi trường thành phố, đặc biệt là việc hồi sinh sông Tô Lịch. Tuy nhiên, dự án khởi công đã nhiều năm nhưng chưa hoàn thành. Theo bà An nhấn mạnh, Hà Nội cần quyết liệt thúc tiến độ dự án, xác định nguyên nhân và đề cao tính trách nhiệm tập thể, cá nhân thì mới có thể khắc phục được.

PGS, TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết, để có thể "hồi sinh" các dòng sông, cần xác định căn nguyên gây ô nhiễm và lượng nước thải để có giải pháp khả thi, phù hợp từng giai đoạn...

Trong khi đó, một số chuyên gia môi trường cho rằng, Hà Nội cần có cách tiếp cận tổng hợp, đồng bộ trên các lĩnh vực như: Điều chỉnh quy hoạch thoát nước phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050; xây dựng hệ thống hạ tầng quản lý nước thải đô thị đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thu gom, xử lý nước thải của thành phố nhằm kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước mặt sông.

Song hành, TP Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các trạm, nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, làng nghề vào khu xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; kiên quyết di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường…

Sông Tô Lịch có chiều dài hơn 14 km, bắt nguồn từ phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), đổ ra sông Nhuệ - đoạn xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì). Dòng sông này luôn gắn bó với đời sống cư dân nội thành, mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa. Đáng tiếc, trong vài thập niên gần đây, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trung bình mỗi ngày, sông Tô Lịch phải tiếp nhận khoảng 160.000m3 nước thải sinh hoạt. Hầu hết lượng nước thải này không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn đã xả trực tiếp ra sông.
Theo Báo Chính phủ


Tin liên quan

Chung cư siêu sang của Tân Hoàng Minh bất ngờ đổi tên

Chung cư siêu sang của Tân Hoàng Minh bất ngờ đổi tên

D'.Palais De Louis do chủ đầu tư Tân Hoàng Minh phát triển có địa chỉ tại số 6 Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cao 27 tầng và 4 tầng hầm, được triển khai xây dựng trên khu đất có diện tích 4.791 m2

Đọc tiếp →

Vụ cầu vượt xây xong quây rào: Đề nghị bàn giao cả tháng nhưng Hà Nội chưa phản hồi

Vụ cầu vượt xây xong quây rào: Đề nghị bàn giao cả tháng nhưng Hà Nội chưa phản hồi

Ngày 3/5, trao đổi với PV Tiền Phong về việc hai cầu vượt thép đã xây xong nhưng chưa đưa vào sử dụng, đại diện lãnh đạo Ban QLDA Thăng Long (Ban Thăng Long), Bộ GTVT cho biết, hai nguyên đơn cầu vượt thép bổ sung tại nút giao Mai Dịch đã được các nhà thầu và Ban Thăng Long hoàn thành việc xây dựng từ ngày 31/3/2023.

Đọc tiếp →

Đất nền dưới 2 tỷ dẫn đầu thanh khoản thị trường Hà Nội

Đất nền dưới 2 tỷ dẫn đầu thanh khoản thị trường Hà Nội

Ví dụ, tại thị trường đất nền Hoài Đức, những lô đất có diện tích 30-50m2, với mức giá từ 40-50 triệu đồng/m2, tương ứng tổng giá thành dưới 2 tỷ đồng/lô thuộc địa phận Kim Chung, La Phù, Vân Côn, Đức Thượng, Đông La ghi nhận lượng khách quan tâm tăng tới 40-50% so với tháng 3/2024.

Đọc tiếp →

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất rừng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất rừng

Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ban hành về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng , phòng cháy , chữa cháy rừng (PCCCR) và bảo vệ động vật, thực vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn thành phố.

Đọc tiếp →

Động thái mới của dự án BT 'nghìn tỷ' hơn thập kỷ vẫn dở dang

Động thái mới của dự án BT 'nghìn tỷ' hơn thập kỷ vẫn dở dang

Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội (Ban QLDA) vừa đề xuất UBND TP Hà Nội giải pháp thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến QL1A theo hình thức BT để khai thác hiệu quả sau đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai.

Đọc tiếp →

Thông tin mới nhất về quy hoạch sân bay Nội Bài

Thông tin mới nhất về quy hoạch sân bay Nội Bài

Cảng HKQT Nội Bài sẽ được bổ sung bãi tập kết phương tiện, thiết bị mặt đất tại vị trí phía Tây sân đỗ máy bay của nhà ga hành khách T2, trung tâm đào tạo thực hành cho nhân viên cứu nạn chữa cháy tàu bay tại vị trí phía Tây Nam của Cảng. Trong hạng mục quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung, sân bay Nội Bài sẽ bổ sung nhà để xe cao tầng tại vị trí phía Đông khu vực Đài kiểm soát không lưu cùng với hệ thống giao thông kết nối.

Đọc tiếp →

Hà Nội: 4 dự án giao thông trọng điểm hơn 106.000 tỷ đồng đang thi công ra sao?

Hà Nội: 4 dự án giao thông trọng điểm hơn 106.000 tỷ đồng đang thi công ra sao?

Theo Cổng TTĐT Chính phủ, dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh) kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long, có chiều dài 112,8km, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85.800 tỷ đồng.

Đọc tiếp →

Hạ tầng bứt tốc, khu vực này đang "trỗi dậy" thành trung tâm mới thủ đô, hút người mua nhà

Hạ tầng bứt tốc, khu vực này đang "trỗi dậy" thành trung tâm mới thủ đô, hút người mua nhà

Bờ Đông sông Hồng với sự phát triển vượt bậc của quận Long Biên - Gia Lâm và một phần Hưng Yên đang dần trở thành trung tâm mới của toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Khu vực có lợi thế trở thành tâm điểm giao thương, trung tâm logistics, trung tâm công nghệ mới khi tọa lạc ở điểm đầu kết nối vùng Thủ đô với tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh.

Đọc tiếp →

Một huyện ven Hà Nội sắp đấu giá 34 thửa đất với giá khởi điểm từ 5,4 triệu đồng/m2

Một huyện ven Hà Nội sắp đấu giá 34 thửa đất với giá khởi điểm từ 5,4 triệu đồng/m2

Cụ thể là quyền sử dụng đối với 34 thửa đất ở tại Dự án Khu tái định cư sân Golf Hồ Văn Sơn, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Các thửa đất có diện tích từ 167,2 đến 706,2 m2/thửa với mức giá khởi điểm từ 5,49 đến 7,94 triệu đồng/m2.

Đọc tiếp →

Mỏi mòn chờ kinh phí bảo trì nhà ở tái định cư

Mỏi mòn chờ kinh phí bảo trì nhà ở tái định cư

Khu tái định cư Đồng Tàu (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được đưa vào sử dụng năm 2006 với 10 tòa nhà. Đến nay, tất cả các tòa nhà đều trong tình trạng hư hỏng nghiêm trọng. Ông Nguyễn Xuân Kiên, Ban đại diện tòa nhà N7 (khu tái định cư Đồng Tàu) cho biết, tòa nhà N7 hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng.

Đọc tiếp →

4 dự án giao thông 106.000 tỷ đồng tại Hà Nội đang thi công ra sao?

4 dự án giao thông 106.000 tỷ đồng tại Hà Nội đang thi công ra sao?

Thông tin từ Cổng TTĐT TP Hà Nội,  TP Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ 4 công trình giao thông trọng điểm bao gồm đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô; đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình.

Đọc tiếp →

Hình ảnh cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe

Hình ảnh cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe

Theo tìm hiểu, hạng mục xây dựng hai đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 348 tỷ đồng. Dự án bao gồm việc xây dựng hai đơn nguyên cầu đô thị chạy dọc hai bên cầu Mai Dịch hiện tại và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch theo hướng đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng có chiều dài tuyến khoảng 210 m; kéo dài điểm đầu của dự án ban đầu khoảng 688 m sang phía Nam cầu vượt Mai Dịch, trên đường Phạm Hùng. 

Đọc tiếp →

Đất nền sốt ảo và các chiêu thổi giá

Đất nền sốt ảo và các chiêu thổi giá

Anh Nguyễn Văn Dũng ở khu đô thị Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, sau 2 năm vừa qua, đất ở khu đô thị cũng như đất thổ cư quanh khu vực Vân Canh, Kim Chung của huyện Hoài Đức tăng giá một cách bất thường, những lô đất trước đây mua khoảng 70 triệu đồng/m2 giờ 120 triệu đồng/m2 có nơi còn tăng lên 150 triệu đồng/m2.

Đọc tiếp →

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình (viết tắt là Công ty Ba Đình) có trụ sở tại số 455 đường Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và khai thác khoáng sản từ đầu những năm 2000, tới nay gần 24 năm tuổi.

Đọc tiếp →

Nhiều khách săn mua, đất nền 'ấm' trở lại

Nhiều khách săn mua, đất nền 'ấm' trở lại

Anh Vũ Thế Anh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, từ 2 năm trước, anh phải bỏ thị trường đất nền đang bị "đóng băng" để chuyển sang phân khúc căn hộ chung cư. Tuy nhiên gần đây theo dõi thấy thị trường đất nền dần ổn định và ngày càng hút khách, anh lại chuyển hướng quay về thị trường cũ.

Đọc tiếp →

Thông xe đường nối cao tốc xuống biển Phan Thiết

Thông xe đường nối cao tốc xuống biển Phan Thiết

Theo thông báo của đơn vị tổ chức, 34 lô đất này nằm ở dự án tái định cư sân golf hồ Văn Sơn (xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ), tổng diện tích hơn 10.500 m2. Lô đất rộng nhất là hơn 706 m2, giá khởi điểm 5,49 triệu đồng một m2, tương đương gần 3,9 tỷ đồng cả lô.

Đọc tiếp →

Độc đáo với nhà hàng bằng vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo với nhà hàng bằng vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Đây là một nhà hàng đặc biệt nằm ở Tây Hồ (Hà Nội), dự án kết hợp các vật liệu mây, tre và tái chế. Dự án nhằm tôn vinh các kỹ năng thủ công truyền thống, đồng thời điều chỉnh chúng cho phù hợp với thị hiếu đương đại.

Đọc tiếp →

Công nhân đội nắng thi công đường Vành đai 4 xuyên kỳ nghỉ lễ 30/4

Công nhân đội nắng thi công đường Vành đai 4 xuyên kỳ nghỉ lễ 30/4

Theo ghi nhận của PV VTC News, trên công trường dự án đường vành đai 4, gói thầu số 9 đi qua huyện Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Nội) những ngày này, đội ngũ cán bộ kỹ sư và hàng trăm công nhân lao động vẫn đội nắng làm việc hết công suất theo 3 ca 4 kíp bám tiến độ dự án.

Đọc tiếp →

Chợ tiền tỷ Hà Nội xây xong bỏ hoang khiến nhiều người tiếc nuối

Chợ tiền tỷ Hà Nội xây xong bỏ hoang khiến nhiều người tiếc nuối

Những năm qua, Hà Nội liên tục đề ra nhiều kế hoạch xây dựng mới và cải tạo các chợ, nhằm tiến tới loại bỏ các chợ tạm, chợ cóc tự phát, gây mất an toàn giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Nhưng thực tế, vẫn có nhiều án xây dựng chợ rồi bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực và tài nguyên như chợ Tây Mỗ (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm)

Đọc tiếp →

Sau CapitaLand, MIK Group, Everland, thêm một doanh nghiệp sắp làm dự án mới ở khu Tây Hà Nội

Sau CapitaLand, MIK Group, Everland, thêm một doanh nghiệp sắp làm dự án mới ở khu Tây Hà Nội

Vào năm 2009, TP Hà Nội đã có văn bản chấp thuận cho CTCP Constrexim số 1 (Confitech) nghiên cứu lập và triển khai dự án Khu nhà ở Tây Mỗ tại xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, nay là phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. 

Đọc tiếp →