Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Hà Nội

Động thái mới của dự án BT 'nghìn tỷ' hơn thập kỷ vẫn dở dang

Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội (Ban QLDA) vừa đề xuất UBND TP Hà Nội giải pháp thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến QL1A theo hình thức BT để khai thác hiệu quả sau đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai.

Đề xuất 2 phương án gỡ vướng

Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội (Ban QLDA) vừa đề xuất UBND TP Hà Nội giải pháp thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến QL1A theo hình thức BT để khai thác hiệu quả sau đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai.

Theo đó, Ban QLDA đề nghị UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng liên ngành làm việc với nhà đầu tư Dự án BT yêu cầu triển khai dự án đảm bảo đồng bộ, kết nối kịp thời với Dự án hầm chui đường 2,5.

Động thái mới của dự án BT 'nghìn tỷ' hơn thập kỷ vẫn dở dang- Ảnh 1.

Hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng - Kim Đồng đã lộ hình hài. Ảnh: Trọng Đảng.

Trong trường hợp nhà đầu tư không đủ các điều kiện, thủ tục pháp lý dẫn đến không thể tổ chức thi công được Dự án BT, Ban QLDA kiến nghị UBND TP Hà Nội thực hiện 2 phương án.

Phương án 1 sẽ cho phép điều chuyển đoạn tuyến chưa triển khai thi công của Dự án BT sang Dự án hầm chui đường 2,5 (đoạn tuyến này có chiều dài khoảng 350m từ cọc H6 của Dự án BT về phía Đầm Hồng).

Dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (QL1A cũ), quận Hoàng Mai (Dự án hầm chui vành đai 2,5) được khởi công ngày 6/10/2022, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2025. Theo thiết kế được duyệt, Dự án hầm chui đường 2,5 sau khi hoàn thành sẽ hình thành nút giao thông khác mức trên đường Giải Phóng, kết nối phố Kim Đồng với đường vành đai 2,5 đoạn từ QL1A cũ đến Đầm Hồng.

Nếu lựa chọn phương án này, thuận lợi lớn nhất là công tác GPMB đã hoàn thành, việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến này để kết nối hầm chui đường 2,5 đảm bảo kịp thời đưa vào sử dụng, đồng bộ với tuyến đường, giảm ùn tắc giao thông, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên, trên đoạn tuyến có cầu L3 qua sông Lừ nhà đầu tư đã xây dựng 2 trụ và lắp đặt nhịp dầm giữa từ lâu chưa thi công mố và 2 nhịp biên. Hiện nay, phần xây dựng này đã xuống cấp, cần phải xác định điểm dừng thi công, kiểm định đánh giá lại chất lượng dầm, trụ cầu đã thi công để có phương án xử lý.

Phương án 2, điều chuyển đoạn tuyến từ cọc H6 đến bờ trái sông Lừ của Dự án BT (chiều dài đoạn tuyến khoảng 200m).

Với phương án này, công tác GPMB đã hoàn thành, nhà đầu tư chưa triển khai xây dựng trên đoạn tuyến này nên việc xác định điểm dừng của Dự án BT không phức tạp, khối lượng thực hiện nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai thực hiện của Dự án hầm chui đường 2,5.

Khó khăn khi không hoàn thiện được đoạn tuyến vành đai 2,5 từ QL1A cũ đến Đầm Hồng theo quy hoạch chỉ khắc phục được tình thế trước mắt mà không giải quyết được triệt để công tác kết nối giao thông trong khu vực, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra điểm đen ùn tắc giao thông khu vực cầu Định Công và đường hai bờ sông khu vực lân cận.

Đất dự án đối ứng đã bán bị yêu cầu thanh tra

Dự án đường vành đai 2,5 được TP Hà Nội cấp chứng nhận đầu tư năm 2013, thực hiện theo hình thức BT, chỉ định chủ đầu tư. Năm 2014, Sở GTVT Hà Nội thực hiện ủy quyền của thành phố ký hợp đồng BT với nhà đầu tư liên danh: Cty CP Kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội, Cty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà.

Theo đó, đoạn vành đai này dài khoảng 2km, được thiết kế chiều rộng 40m, vỉa hè rộng 7,5m. Tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án BT từ năm 2013-2016.

Động thái mới của dự án BT 'nghìn tỷ' hơn thập kỷ vẫn dở dang- Ảnh 2.

Dự án đường vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A) theo hình thức hợp đồng BT 10 năm qua vẫn dở dang chưa thể thông xe, trong khi đó dự án đối ứng Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công mở rộng đã phân lô bán nền, huy động vốn khách hàng từ lâu dù chưa được giao đất. Ảnh: Đình Phong.

Điều đáng nói, dự án đường vành đai 2,5 sau hơn 10 năm vẫn dở dang chưa hẹn ngày về đích nhưng dự án đối ứng là dự án Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công chủ đầu tư đã phân lô bán nền, huy động vốn khách hàng thông qua hình thức thức “Hợp đồng hợp tác đầu tư”… dù chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa được giao đất... khiến nhà đầu tư bức xúc.

Văn phòng UBND TP Hà Nội mới đây có văn bản gửi Thanh tra TP khẩn trương thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố về việc xem xét thanh tra dự án đầu tư liên quan đối ứng (dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công mở rộng) cho dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2,5.

Trước đó, tháng 8/2023, sau khi nghe các cơ quan chức năng báo cáo về dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2,5, Phó chủ tịch TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã kết luận tiến độ đầu tư dự án chậm, có nhiều đơn thư phức tạp liên quan đến việc triển khai dự án cần được xem xét, giải quyết thấu đáo.

Do đó, Phó chủ tịch TP giao Thanh tra TP Hà Nội xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhà đầu tư và liên quan đến dự án đối ứng dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công. Đồng thời, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A) và dự án đầu tư đối ứng liên quan.

Hà Nội muốn “hồi sinh” hàng chục dự án BT đổi đất lấy hạ tầng
Theo Tiền phong


Tin liên quan

Hà Nội tìm nhà đầu tư mới xây dựng cụm công nghiệp 66,5 ha

Hà Nội tìm nhà đầu tư mới xây dựng cụm công nghiệp 66,5 ha

Đó là một trong những nội dung của phương án lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thành lập Cụm công nghiệp Mai Đình tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn) do UBND huyện Sóc Sơn mới ban hành.

Đọc tiếp →

Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD trong phân khu Sông Hồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD trong phân khu Sông Hồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội mời nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (thuộc quy hoạch phân khu Sông Hồng ).

Đọc tiếp →

Không phải Hà Nội và TP.HCM, bất ngờ một tỉnh phía Bắc có mức độ quan tâm BĐS tăng mạnh nhất cả nước

Không phải Hà Nội và TP.HCM, bất ngờ một tỉnh phía Bắc có mức độ quan tâm BĐS tăng mạnh nhất cả nước

Theo dữ liệu báo cáo thị trường tháng 4/2024 của Batdongsan.com.vn, lượng tin đăng hầu hết đều tăng ở các thị trường chính. Trong đó, Quảng Ninh tăng mạnh nhất với 20%, tiếp theo là Bắc Ninh tăng 14%, Đà Nẵng tăng 11%, Long An tăng 9%, Khánh Hòa tăng 6%, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 8%...

Đọc tiếp →

Thị trường chung cư Hà Nội bắt đầu hạ nhiệt

Thị trường chung cư Hà Nội bắt đầu hạ nhiệt

Theo khảo sát được Công ty PropertyGuru Việt Nam thực hiện, từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, thanh khoản của thị trường căn hộ chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu chậm lại. Tại một số dự án, số lượng giao dịch phát sinh trong tháng 4 chỉ bằng khoảng một nửa so với thời kỳ “đỉnh cao” cách đây không lâu.

Đọc tiếp →

Hà Nội mở rộng đường Láng để giảm ùn tắc: "Thất bại đã được dự báo trước"

Hà Nội mở rộng đường Láng để giảm ùn tắc: "Thất bại đã được dự báo trước"

Liên quan đến đề xuất mở rộng đường Láng, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết, việc mở rộng đường Láng nằm trong quy hoạch tổng thể đường Vành đai 2 đã có từ lâu. Thực tế cũng đã từng mở rộng và sẽ làm theo từng giai đoạn khác nhau dựa vào điều kiện và nhu cầu thực tế.

Đọc tiếp →

Đấu giá mảnh đất hơn 1.300m2 tại Hà Đông (Hà Nội), khởi điểm gần 53 tỷ đồng

Đấu giá mảnh đất hơn 1.300m2 tại Hà Đông (Hà Nội), khởi điểm gần 53 tỷ đồng

Theo thông báo, tài sản đấu giá là toàn bộ tài sản gắn liền với diện tích 1.361,5 m2 đất và giá trị lợi thế quyền sử dụng 1.361,5 m2 đất tại phường Phúc La, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là số 38 phố Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Đọc tiếp →

“Bỏ qua” cơn sốt vàng, giới bất động sản tìm kiếm “sóng” biệt thự Thủ đô

“Bỏ qua” cơn sốt vàng, giới bất động sản tìm kiếm “sóng” biệt thự Thủ đô

Chỉ trong thời gian ngắn, giá vàng SJC biến động với biên độ rất mạnh, tăng giảm 5-7 triệu đồng mỗi lượng. Tính đến ngày 15/5/2024 vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng mỗi lượng trước phiên đấu thầu vàng ngày 16/5, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng miếng tăng bất thường đã khiến người dân vẫn đổ xô nhau mua bán khiến thị trường trở nên bất ổn.

Đọc tiếp →

Bất ngờ với khối BĐS liên quan đến “ông chủ” kem Tràng Tiền trải dài từ Hà Nội, Quảng Ninh...đến Nha Trang

Bất ngờ với khối BĐS liên quan đến “ông chủ” kem Tràng Tiền trải dài từ Hà Nội, Quảng Ninh...đến Nha Trang

CTCP One Capital Hospitality (OCH) được biết đến là công ty mẹ của hai thương hiệu thực phẩm là Kem Tràng Tiền và bánh Girval. Thực phẩm cũng là mảng đóng góp phần lớn kết quả kinh doanh của OCH. Tuy nhiên, tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào ngày 15/5 vừa qua, OCH cho biết, trong 5 năm tới, sẽ có kế hoạch xây dựng và M&A để tăng danh mục khách sạn lên 10 khách sạn tại các thành phố lớn của Việt Nam.

Đọc tiếp →

Hà Nội: Duyệt quy hoạch 3 phân khu đô thị Sóc Sơn, diện tích hơn 1.600 ha

Hà Nội: Duyệt quy hoạch 3 phân khu đô thị Sóc Sơn, diện tích hơn 1.600 ha

Phân khu 1 có vai trò là trung tâm đô thị và dịch vụ, thương mại, nhà ở… trở thành trung tâm phát triển hỗn hợp của đô thị Sóc Sơn; đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa khu vực cửa ngõ phía Bắc Thủ đô.

Đọc tiếp →

3.000 người xếp hàng mua một dự án giá 70-80 triệu đồng/m2 ở Hà Nội: Liệu có hội chứng FOMO trong "cơn sốt" chung cư?

3.000 người xếp hàng mua một dự án giá 70-80 triệu đồng/m2 ở Hà Nội: Liệu có hội chứng FOMO trong "cơn sốt" chung cư?

Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực tế, nhiều người mua bán và các môi giới bất động sản (BĐS) cũng nhận xét giá chung cư Hà Nội đang "leo thang", không ít dự án có mức tăng giá trên 20% chỉ sau 1 năm.

Đọc tiếp →

Chấm dứt việc chiếm dụng nhà đất công sản

Chấm dứt việc chiếm dụng nhà đất công sản

Địa chỉ 437 Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng), vốn là rạp chiếu phim Bạch Mai nổi tiếng một thời. Thế nhưng, gần 20 năm qua, rạp chiếu phim đã ngưng chiếu, nhường chỗ cho các cơ sở kinh doanh. Hiện nay, toàn bộ phía bên dưới được một cơ sở kinh doanh đồ ăn nhanh thuê lại sử dụng. Phía trên là cơ sở kinh doanh dịch vụ bi-a.

Đọc tiếp →

Ngắm từ trên cao Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng được ví như 'viên ngọc ven hồ'

Ngắm từ trên cao Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng được ví như 'viên ngọc ven hồ'

Dự án được khởi công từ tháng 11/2021, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội Hà Nội làm chủ đầu tư, mức đầu tư là hơn 1.300 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.

Đọc tiếp →

Hà Nội duyệt quy hoạch ba phân khu đô thị Sóc Sơn hơn 1.600 ha

Hà Nội duyệt quy hoạch ba phân khu đô thị Sóc Sơn hơn 1.600 ha

Cụ thể, theo quyết định của UBND TP Hà Nội, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 có diện tích nghiên cứu quy hoạch gần 630 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.

Đọc tiếp →

Gần 270 ha "đất vàng" Đông Anh nằm ngay cạnh Tháp tài chính 108 tầng cần tìm chủ đầu tư

Gần 270 ha "đất vàng" Đông Anh nằm ngay cạnh Tháp tài chính 108 tầng cần tìm chủ đầu tư

Dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh có quy mô 268 ha, với dân số khoảng 38.500 người sau khi hoàn thành. Tổng vốn đầu tư sơ bộ cho khu đô thị thông minh sinh thái này khoảng 33.093 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 2.090 tỷ đồng. Hiện nay, khu đất này chưa giải phóng mặt bằng.

Đọc tiếp →

Giá chung cư tăng 'nóng' có thổi giá

Giá chung cư tăng 'nóng' có thổi giá

Tại "Talkshow: Hạ nhiệt “sốt” giá chung cư " do báo Tiền Phong tổ chức sáng 15/5, ông Ánh cho rằng, giá nhà chung cư trung bình và từng phân khúc đều tăng liên tục trong thời gian. Tuy nhiên, tốc độ tăng không đồng đều các địa phương khác nhau. Gần đây, Hà Nội tốc độ tăng giá nhà chung cư cao hơn nhiều vùng còn lại. Trong khi đó cách đây 5 năm, TP HCM lại tăng cao hơn nhiều so với Hà Nội.

Đọc tiếp →

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Theo đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, số đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sẽ là 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị so với trước khi sắp xếp. 

Đọc tiếp →

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Theo đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, số đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sẽ là 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị so với trước khi sắp xếp. 

Đọc tiếp →

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Theo đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, số đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sẽ là 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị so với trước khi sắp xếp. 

Đọc tiếp →

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Theo đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, số đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sẽ là 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị so với trước khi sắp xếp. 

Đọc tiếp →

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Theo đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, số đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sẽ là 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị so với trước khi sắp xếp. 

Đọc tiếp →