Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Hà Nội

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình (viết tắt là Công ty Ba Đình) có trụ sở tại số 455 đường Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và khai thác khoáng sản từ đầu những năm 2000, tới nay gần 24 năm tuổi.

Đại gia vàng

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình (viết tắt là Công ty Ba Đình) có trụ sở tại số 455 đường Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và khai thác khoáng sản từ đầu những năm 2000, tới nay gần 24 năm tuổi.

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Tiến Trung (SN 1971), trú tại Hà Nội. Ông là cổ đông lớn nhất của Công ty Ba Đình với tỷ lệ sở hữu chi phối. Vợ ông, bà Dương Thị Thu Huyền (SN 1976) cũng có thời gian tham gia điều hành ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau đó bà rút sạch vốn và trở thành "cựu cổ đông" tương tự ông Nguyễn Quốc Vinh (SN 1974).

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower- Ảnh 1.

Chủ hàng loạt mỏ vàng, khoáng sản Nguyễn Tiến Trung là đại gia kín tiếng, chưa một lần xuất hiện trên truyền thông.

Giống như slogan "Không ngừng mở rộng, không ngừng vươn xa" được treo trên website Công ty Ba Đình, ông Nguyễn Tiến Trung sớm đã mang chí lớn, xác định "sân chơi" không chỉ gói gọn trong nước mà thâm nhập sâu trong thị trường quốc tế mới là sứ mệnh họ theo đuổi.

Tấm giấy phép cho đầu tư ra nước ngoài từ những hồi còn "chân ướt chân ráo" trên thương trường là cơ sở tiên quyết để doanh nghiệp của ông Nguyễn Tiến Trung được xây dựng một dự án khai thác khoáng sản làm ra tên tuổi của họ trên đất Lào. Đó là dự án khai thác và chế biến vàng, các khoáng sản đi kèm tại mỏ Sakai (Thủ đô Viêng Chăn), có quy mô 285ha với tổng vốn đầu tư 25 triệu USD (tương đương trên 633 tỷ đồng theo tỷ giá hiện thời).

Tiếp nối thành công của mỏ vàng Sakai, Công ty Ba Đình vượt sang tận phía bên kia châu Phi, tiếp tục cho ra đời dự án khai thác, chế biến vàng và kim loại màu tại quận Mubende cách 140km về phía tây của Thành phố Kampala của Uganda. Tổng vốn đầu tư cho dự án lên tới 50 triệu USD, theo giới thiệu của doanh nghiệp.

Trở lại trong nước, Công ty Ba Đình là tác giả đứng sau 4 dự án khoáng sản vô cùng đình đám, bao gồm 2 dự án khai thác, chế biến quặng vàng ở xã A Vao, xã A Bung, huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị; 1 mỏ vàng gốc ở xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và 1 mỏ đá vôi trắng tại xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Ông Nguyễn Tiến Trung còn tiếp tục cho khởi công và đưa vào hoạt động hai nhà máy luyện đồng, than cốc và chế biến luyện kim, kim loại màu ở Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái, thuộc địa phận xã Văn Tiến, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Với danh mục dự án đồ sộ, nhiều người đồn đoán về năng lực kinh doanh và tầm ảnh hưởng của ông Nguyễn Tiến Trung không phải dạng vừa nếu không muốn nói khó ai bì kịp. Thực hư tiềm lực đại gia vàng ra sao là một ẩn số, chỉ biết sau này ông Trung đã không che giấu tham vọng chinh phục thị trường bất động sản Thủ đô bằng cách gieo mầm cho hàng loạt dự án nhà ở có quy mô tầm cỡ, sở hữu vị trí đắc địa rất được nhà đầu tư săn đón.

Vết trượt dài

Dẫu vậy, không nhận được sự thuận lợi như ở lĩnh vực khai thác vàng, những kinh nghiệm nhất định khi tham gia đầu tư xây dựng một số dự án chung cư lớn như Haicatex 93 Lĩnh Nam, New Horizon City 87 Lĩnh Nam, Thượng Đình Residence 277 Nguyễn Trãi... là chưa đủ để đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung tránh phạm những sai lầm gây ra vết trượt kéo dài cả thập kỷ cho doanh nghiệp.

Điển hình là dự án Khu khách sạn, nhà ở, văn phòng cho thuê Tòa nhà hỗn hợp Hattoco tại số 110 Trần Phú, quận Hà Đông (dự án Hattoco Hà Đông), do Công ty Ba Đình làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu, Hattoco Hà Đông được khởi công từ năm 2009, với tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng, diện tích khu đất gần 5.000m2.

Sau 15 năm Hattoco Hà Đông vẫn dang dở, là khối bê tông nguội lạnh, thô ráp đã và đang tiếp tục làm xấu bộ mặt của quận đông dân nhất nhì thành phố. Sắt thép hoen gỉ, công trường vắng bóng công nhân, nhưng điều đáng nói hơn là việc chủ đầu tư đã không ngần ngại thu tiền của khách hàng từ nhiều năm về trước, bình quân từ 50 - 70% giá trị căn hộ.

Hứa hẹn sẽ bàn giao nhà trong năm 2014, tuy nhiên quá thời hạn 10 năm, Công ty Ba Đình vẫn không thực hiện khiến nhiều khách hàng lâm vào cảnh khốn khổ vì mất tiền mà không có nhà ở, phải vay mượn để sinh sống. Tình trạng những vị khách cả tin lũ lượt mang theo băng rôn, khẩu hiệu xuống đường "đòi nhà" đã là chuyện phổ biến tại đây, song đáp lại vẫn là sự thờ ơ, lẩn tránh từ phía chủ đầu tư.

Sự thiếu trách nhiệm của Công ty Ba Đình nói riêng và đối tác của họ nói chung còn tiếp tục thể hiện qua quá trình phát triển dự án Thành An Tower (có tên mới là Manhattan Tower), số 21 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân. Ban đầu, dự án Thành An Tower do Tổng công ty Thành An ( Bộ Quốc phòng ) làm chủ đầu tư, được giao đất từ năm 2009 với tổng diện tích đất là 4.182m2, trong đó diện tích xây dựng là 2.104m2, mục tiêu xây dựng tổ hợp thương mại và căn hộ 30 tầng.

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower- Ảnh 2.

Dự án Thành An Tower (sau đổi tên thành Manhattan Tower) bỏ hoang giữa khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội.

Sau khi được giao đất, Tổng công ty Thành An không tự triển khai, mà hợp tác kinh doanh với Công ty Ba Đình. Hai ông lớn cùng "liên thủ" những tưởng dự án sẽ có cái kết trọn vẹn, bất ngờ thay, Thành An Tower bỗng chốc hóa thành dự án "chết" giữa lòng thành phố, đồng thời ẩn chứa hàng loạt vi phạm liên quan đến công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch... đã bị Thanh tra Bộ Xây dựng vạch ra hồi quý III/2022.

Cùng chung kịch bản với Hattoco Hà Đông, "chây ỳ" tiến độ khiến một số khách hàng Thành An Tower mất kiên nhẫn, đồng loạt làm đơn tố giác đề nghị lên Bộ Quốc phòng, các cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ việc buông lỏng quản lý đất đai, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước, sai phạm trong quản lý dự án và trách nhiệm của Tổng công ty Thành An trong việc lựa chọn đối tác hợp tác kinh doanh; xử lý nghiêm minh, dứt điểm sai phạm của chủ đầu tư; thu hồi dự án từ Tổng công ty Thành An và Công ty Ba Đình để giao lại cho các đơn vị khác có đủ năng lực thực hiện; làm rõ trách nhiệm của các ngân hàng về việc cho vay và giải ngân cho khách hàng vay vốn.

Sau khi xác minh những nội dung nêu trên, mới đây, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự Vi phạm các quy định về quản lý đất đai tại dự án Thành An Tower, trở thành chủ đề bàn tán trong tuần qua.

Được biết, dự án Thành An Tower được Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tài trợ vốn và liên danh chủ đầu tư Công ty Ba Đình - Tổng công ty Thành An đã đem "gán" toàn bộ các quyền tài sản hiện tại, hình thành trong tương lai và quyền phát triển dự án hình thành trong tương lai cho SHB - Chi nhánh Kinh đô từ tháng 12 năm 2017 (năm đầu tiên dự án được cấp giấy phép xây dựng).

SHB - Chi nhánh Kinh đô còn là nhà băng cấp tín dụng cho dự án Tổ hợp văn phòng, nhà ở cao cấp kết hợp dịch vụ thương mại HBI số 203 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân (tên thương mại Imperia Garden). Tại dự án, Công ty Ba Đình đã thế chấp quyền tài sản phát sinh từ thỏa thuận về việc đặt cọc theo Hợp đồng đặt cọc số 39/HĐĐC/HBI-BĐ ngày 26/6/2014 giữa Công ty Ba Đình với Công ty Cổ phần HBI (chủ đầu tư) để đảm bảo cho giá trị khoản vay 250 tỷ đồng.

Bên cạnh SHB, Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cũng được xem là mối quan hệ gắn kết từ lâu với Công ty Ba Đình. GPBank đã đứng sau hỗ trợ ông Nguyễn Tiến Trung và đồng sự làm dự án Hattoco Hà Đông, thậm chí, còn là nơi cất giữ toàn bộ cổ phần Công ty Ba Đình thuộc sở hữu của vợ chồng ông từ tháng 11/2011.

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower- Ảnh 3.

"Đại bản doanh" của Công ty Ba Đình trên phố Hoàng Hoa Thám. Ảnh: Internet

Theo số liệu tài chính năm 2021, tổng nợ phải trả của Công ty Ba Đình lên tới 2.046 tỷ đồng, trong đó 669 tỷ đồng là nợ vay dài hạn (có tài sản thế chấp). Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là 650 tỷ đồng, thấp hơn số vốn điều lệ 689 tỷ đồng do khoản lỗ lũy kế gây thâm hụt.

Không ngừng thua lỗ là bởi từ sau năm 2018 trở lại đây, Công ty Ba Đình đã lâm vào tình trạng cạn kiệt nguồn thu giữa bối cảnh các dự án bất động sản nối tiếp đình trệ, bỏ nhiều vốn vào đầu tư nhưng vẫn dồn tắc tiến độ, không hẹn hoàn thành.

Điều đó nói lên năng lực quản trị của ông Trung trong lĩnh vực bất động sản và cũng thật lạ, chủ đầu tư cho những dự án nghìn tỷ lại đặt trụ sở chính ở căn nhà nhỏ cũ kỹ trên phố Hoàng Hoa Thám, nhân tiện cũng sử dụng để kinh doanh thêm một số mặt hàng đồ gỗ.

Hoa Đông
Theo Công Thương


Tin liên quan

Cưỡng chế thu hồi đất 8 hộ dân để xây trường học trên “đất vàng”

Cưỡng chế thu hồi đất 8 hộ dân để xây trường học trên “đất vàng”

Thực hiện chủ trương của UBND TP Hà Nội tại Công văn số 4171 ngày 10-6-2014, giao UBND quận Hoàn Kiếm tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với 15 hộ dân còn lại tại địa chỉ 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo, để thực hiện dự án xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu.

Đọc tiếp →

Bất động sản Tây Hà Nội sôi động nhờ nguồn cung giá trị thực

Bất động sản Tây Hà Nội sôi động nhờ nguồn cung giá trị thực

Một trong những dự án gây chú ý tại thị trường khu Tây hiện nay là LUMIÈRE Evergreen nằm tại vị trí đẹp, trung tâm đại đô thị Smart City của nhà phát triển bất động sản quốc tế Masterise Homes. Trong đó, tòa The Atmos mới được giới thiệu vào đầu tháng 5, trong bối cảnh thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội tạo nhiều dấu ấn kể từ cuối năm ngoái, cả về nguồn cung và thanh khoản. Đây cũng là một trong 2 khu vực tạo nên cú hích cho thị trường Hà Nội những tháng gần đây, góp phần đẩy số lượng căn bán được đạt 5.308 căn, tăng 74% theo quý và 99% theo năm, theo báo cáo vừa được Savills Việt Nam công bố.

Đọc tiếp →

Sắp có thêm cầu vượt sông Hồng 11.000 tỷ đồng đi qua loạt đại đô thị, nối Hà Nội với Hưng Yên, dự kiến tiến độ thực hiện 2024-2028

Sắp có thêm cầu vượt sông Hồng 11.000 tỷ đồng đi qua loạt đại đô thị, nối Hà Nội với Hưng Yên, dự kiến tiến độ thực hiện 2024-2028

Dự án xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu là một trong các dự án giao thông (thuộc nhóm dự án đầu tư công) đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Đọc tiếp →

Những “biệt thự khủng” phá vỡ quy hoạch khu đô thị Vân Canh

Những “biệt thự khủng” phá vỡ quy hoạch khu đô thị Vân Canh

Dự án khu đô thị Vân Canh do chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) triển khai từ năm 2008, với tổng điện tích trên 68,4 ha. Những năm gần đây người dân bắt đầu về ở sau một thời gian dài “bỏ hoang” nhưng cũng từ đây một loạt các công trình xây dựng vi phạm tồn tại không bị xử lý.

Đọc tiếp →

Hà Nội muốn mời đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay, vốn sơ bộ hơn 8.600 tỷ đồng

Hà Nội muốn mời đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay, vốn sơ bộ hơn 8.600 tỷ đồng

Về vị trí xây dựng, phía quận Hoàn Kiếm, dự án cầu Trần Hưng Đạo đi qua phần lớn phố Vạn Kiếp, nằm gần với bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Còn phía quận Long Biên, tại đoạn gần sông Hồng cầu Trần Hưng Đạo nằm tiếp giáp với khu dân cư. Sau đó, đường Trần Hưng Đạo giao với đường Cổ Linh. Tiếp tục, là đường nối cầu Trần Hưng Đạo tới đường Nguyễn Văn Linh. Đoạn này sẽ nằm giữa hồ Lâm Du và sân bay Gia Lâm.

Đọc tiếp →

Hà Nội mời đầu tư 16 dự án khu đô thị, NOXH quy mô hơn 930 ha, tổng vốn sơ bộ trên 117.000 tỷ đồng

Hà Nội mời đầu tư 16 dự án khu đô thị, NOXH quy mô hơn 930 ha, tổng vốn sơ bộ trên 117.000 tỷ đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội công bố danh mục dự án thu hút đầu tư năm 2024 đợt 1 với tổng 36 dự án trong các lĩnh vực hạ tầng, giao thông, xử lý nước thải, rác thải, khu đô thị, trung tâm mua sắm, chợ đầu mối, khách sạn, công viên vui chơi giải trí...

Đọc tiếp →

Đại gia "Đường bia" bị ngân hàng siết nợ

Đại gia "Đường bia" bị ngân hàng siết nợ

Ngày 17/5, Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) vừa thông báo chào bán 5 khoản nợ có tài sản bảo đảm, chủ yếu là bất động sản tại Hội An. Tổng giá bán nợ hơn 1.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong danh sách này, có khoản nợ hơn 482 tỷ đồng của CTCP Đường Man - một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Hòa Bình của ông Nguyễn Hữu Đường (thường được biết đến với tên gọi Đường "Bia"), có tài sản là bất động sản và cổ phiếu. 

Đọc tiếp →

Đối thoại với Chủ tịch Hà Nội: Công nhân muốn được mua nhà ở xã hội

Đối thoại với Chủ tịch Hà Nội: Công nhân muốn được mua nhà ở xã hội

Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, ngày 23/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động, tại Công ty cổ phần Thuốc lá Thăng Long (Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).

Đọc tiếp →

Vinahud sắp khởi công dự án Vườn Hoa Mê Linh 40ha sau hàng thập kỷ "đắp chiếu"

Vinahud sắp khởi công dự án Vườn Hoa Mê Linh 40ha sau hàng thập kỷ "đắp chiếu"

Theo báo cáo thường niên 2023 Vinahud vừa công bố, năm vừa qua, Vinahud đã đầu tư vào 39,732% cổ phần tại CTCP Đầu tư Bất động sản Prime Land (chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Làng Hoa Tiền Phong tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội). Kế hoạch là xây dựng khu nhà ở với diện tích khoảng 40 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 3.864,5 tỷ đồng. 

Đọc tiếp →

Vụ 'Nhà hàng, quán nhậu bủa vây khu tập thể cũ': Kiểm điểm tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm

Vụ 'Nhà hàng, quán nhậu bủa vây khu tập thể cũ': Kiểm điểm tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm

Sở Xây dựng TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi UBND TP liên quan đến bài viết “Nhà hàng, quán nhậu bủa vây khu tập thể cũ ở Hà Nội” , trong đó phản ánh khu văn phòng, kho xưởng với công trình nhà khung sắt tại số 658 Trương Định (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai) được Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội (Công ty Kim khí) xây kiên cố, "hô biến" thành nhà hàng, quán bia gắn biển "Cửa hàng Mậu dịch quốc doanh".

Đọc tiếp →

Hà Nội: Vì sao máy khoan đục 'băm nát' vỉa hè phố Bạch Mai?

Hà Nội: Vì sao máy khoan đục 'băm nát' vỉa hè phố Bạch Mai?

Trong văn bản, Công ty Nước sạch Hà Nội nêu, hiện nay, Công ty đang triển khai công tác sửa chữa, thay thế các tuyến ống cũ đang bị rò rỉ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên tuyến phố này. Trong quá trình thi công, sẽ tiến hành hoàn trả tạm mặt bằng để hạn chế tối đa ảnh hưởng sinh hoạt của người dân khu vực.

Đọc tiếp →

Khởi tố vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại công ty bất động sản ở Hà Nội

Khởi tố vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại công ty bất động sản ở Hà Nội

Ngày 20/5, Công an quận Hà Đông cho biết đã ra khởi tố vụ án hình sự "Cố ý gây thương tích" xảy ra tại trụ sở Công ty cổ phần quản lý bất động sản THT; đồng thời xác định 11 đối tượng liên quan đến vụ án.

Đọc tiếp →

Vì sao xuất hiện ‘nghịch cảnh’ trên cầu Vĩnh Tuy Hà Nội

Vì sao xuất hiện ‘nghịch cảnh’ trên cầu Vĩnh Tuy Hà Nội

Làn cầu bên phải ảnh có đơn vị duy tu, bảo trì, thu dọn rác hàng ngày, tuy nhiên làn cầu mới (bên phải ảnh) đã thông xe được gần 1 năm nhưng chưa được bàn giao, quản lý, dẫn đến rác, nước thải luôn tồn đọng.

Đọc tiếp →

Robot đào hầm tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội sẽ vận hành trong năm 2024

Robot đào hầm tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội sẽ vận hành trong năm 2024

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nhổn - ga Hà Nội (tuyến số 3) có tổng chiều dài tuyến chính 12,5km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5km, đoạn đi ngầm khoảng 4km, với tổng mức đầu tư là 34.826,05 tỉ đồng.

Đọc tiếp →

Vĩnh Phúc lên kế hoạch tới 2050 sẽ có 2 cao tốc, 3 quốc lộ chạy qua, 2 đường sắt nối với đô thị Hà Nội và sân bay Nội Bài

Vĩnh Phúc lên kế hoạch tới 2050 sẽ có 2 cao tốc, 3 quốc lộ chạy qua, 2 đường sắt nối với đô thị Hà Nội và sân bay Nội Bài

Theo phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp được đặt ra trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu quy hoạch, phát triển mới 5 khu công nghiệp, để đến năm 2030 có 24 khu công nghiệp được quy hoạch.

Đọc tiếp →

Chung cư Hà Nội giảm độ nóng, có nên xuống tiền mua?

Chung cư Hà Nội giảm độ nóng, có nên xuống tiền mua?

Theo dữ liệu của Công ty PropertyGuru Việt Nam, lượng người tìm mua chung cư tại Hà Nội tăng mạnh từ quý II/2023, đạt đỉnh vào tháng 8/2023. Sau đó, lực cầu giảm dần. Từ tháng 12/2023, lượt tìm kiếm chung cư tăng trở lại, đến tháng 3/2024 đã tiệm cận đỉnh của tháng 8/2023.

Đọc tiếp →

Động thái loạt dự án chung cư ở Hà Nội sau thời gian dài bỏ hoang, quây tôn

Động thái loạt dự án chung cư ở Hà Nội sau thời gian dài bỏ hoang, quây tôn

Trong những quý gần đây, giá nhà chung cư tại Hà Nội đang chứng kiến mức tăng chóng mặt khiến giấc mơ sở hữu nhà của người lao động ngày càng khó khăn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do việc nguồn cung thiếu hụt dẫn đến mất cân bằng thị trường, đẩy giá nhà tăng cao. Trong bối cảnh này, có một số dự án chung cư bỏ hoang lâu năm lại có dấu hiệu rục rịch thi công trở lại.

Đọc tiếp →

Ngắm Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng sau gần 3 năm thi công

Ngắm Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng sau gần 3 năm thi công

Cung Thiếu nhi mới của Thành phố Hà Nội được xây dựng tại khu công viên hồ điều hòa CV1 (Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) với diện tích gần 40.000 m2 có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng.

Đọc tiếp →

Ủy ban Kinh tế: Giá chung cư cao đột biến do đầu cơ

Ủy ban Kinh tế: Giá chung cư cao đột biến do đầu cơ

Nguyên nhân được chỉ ra là nguồn cung chung cư tại Hà Nội thực sự khan hiếm. Số lượng dự án ngày càng hạn chế trong những năm gần đây. Trong khi nhu cầu của khách hàng, đặc biệt các gia đình trẻ còn rất lớn.

Đọc tiếp →