Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Huyện Cần Giờ, Hồ Chí Minh

Cần Giờ hướng tới đô thị sinh thái ven biển

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định, Cần Giờ có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với TP Hồ Chí Minh mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là cửa ngõ phía Đông rất quan trọng của TP Hồ Chí Minh nối ra biển cũng là ra thế giới. Cần Giờ như gạch nối quan trọng trong hành lang ven biển, khu vực ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định, Cần Giờ có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với TP Hồ Chí Minh mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là cửa ngõ phía Đông rất quan trọng của TP Hồ Chí Minh nối ra biển cũng là ra thế giới. Cần Giờ như gạch nối quan trọng trong hành lang ven biển, khu vực ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo ông Phan Văn Mãi, nếu được đầu tư phù hợp, xứng tầm, Cần Giờ sẽ là đại diện TP Hồ Chí Minh kết nối với Bà Rịa -Vũng Tàu và hành lang ven biển phía Nam. Cần Giờ cũng có những giá trị tự nhiên, văn hóa, rất độc đáo, rất đặc biệt phải giữ gìn, bảo tồn, phát huy. Vì vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là làm sao chọn đúng định hướng phát triển để vừa phát huy tiềm năng về kinh tế vừa giữ gìn những giá trị tự nhiên, văn hóa, môi trường, đảm bảo cho sự phát triển xanh và bền vững của Cần Giờ và cả TP Hồ Chí Minh.

 Phối cảnh khu đô thị lấn biển Cần Giờ. (Ảnh chụp từ đồ án quy hoạch).

Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, thông tin, Cần Giờ là một huyện ngoại thành ven biển duy nhất của TP Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên 70.445 ha và dân số 76.060 người, với 6 xã và 1 thị trấn, có hệ sinh thái rừng ngập mặn được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới với đa dạng loài động thực vật, có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam; với đường bờ biển dài 23 km từ vịnh Đồng Tranh sang vịnh Gành Rái. Việc quan trọng đó là cần phát huy lợi thế của rừng và biển để xây dựng Cần Giờ xanh - hướng đến đô thị sinh thái ven biển của TP  Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. 

Theo định hướng phát triển Cần Giờ nằm trong tổng thể định hướng phát triển TP  Hồ Chí Minh được xác định qua các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc Hội; trong đó, nhấn mạnh cần triển khai nhanh hai siêu đề án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ làm đòn bẩy, đánh thức tiềm năng, phát triển toàn diện huyện Cần Giờ. 

Ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn quốc tế enCity, Chuyên gia tư vấn quy hoạch nhấn mạnh, Cần Giờ có vị trí địa lý chiến lược, có thể  kết nối các tuyến hàng hải trọng điểm giữa châu Á – châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, trở thành cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với thế giới.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay bức tranh Cần Giờ đang khá tương phản với phía Đông, khi bên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang hình thành một trung tâm cảng – công nghiệp nặng – năng lượng quan trọng hàng đầu. Nhìn xa hơn, Singapore đã tạo ra giá trị kinh tế trị giá 200 tỷ USD, phần chủ yếu của nền kinh tế 800 tỷ USD của HongKong – Thâm Quyến (Trung Quốc) hay cảng đảo Thượng Hải (Trung Quốc) với công suất hơn 43 triệu TEU đều được thiết kế trong không gian tương tự Cần Giờ. “Liệu Cần Giờ có đang bỏ qua cơ hội phát triển trở thành cảng trung chuyển quốc tế hay không, cảng Cần Giờ trong tương lai sẽ phối hợp như thế nào với hệ sinh thái cảng và logistics trong vùng là những câu hỏi mà đội ngũ xây dựng chiến lược phát triển Cần Giờ cần trả lời khi xác định nền kinh tế hướng ra biển của TP Hồ Chí Minh”, ông Nguyễn Đỗ Dũng đặt vấn đề. Cùng góc nhìn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh nhận định, kinh tế biển là động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ.

 Để thiết kế tầm nhìn chiến lược cho phát triển kinh tế và xã hội, Cần Gờ có thể tận dụng bốn lợi thế vốn có như những giá trị cốt lõi đó là huyện ven biển duy nhất của TP Hồ Chí Minh, tài nguyên thiên nhiên nguyên sơ và các khu du lịch sinh thái, là vùng đất giàu văn hóa và lịch sử, có khí hậu lý tưởng với môi trường trong lành.

Trên cơ sở đó, Cần Giờ có thể lựa chọn để trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, đổi mới của Việt Nam và khu vực; điểm đến du lịch ven biển độc đáo và sôi động; huyện đảo dân cư gần ngay TP Hồ Chí Minh; huyện đảo kiểu mẫu về phát triển bền vững.

Tuy nhiên, định hướng phát triển Cần Giờ cần có tầm nhìn đa chiều, dài hạn và đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh. Mặt khác, cần có giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn làm hạn chế sự phát triển của Cần Giờ thời gian qua như kết nối giao thông đường bộ hạn chế; chậm triển khai các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới hệ lụy giảm dần cơ hội và giảm tính cạnh tranh. 

Trên cơ sở đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Vinh kiến nghị, định hướng chiến lược phát triển Cần Giờ cần chọn du lịch làm kinh tế mũi nhọn; phát triển các khu đô thị lấn biển kết hợp với du lịch, dịch vụ và thương mại. Song song đó, Cần Giờ đẩy mạnh khai thác tiềm năng điện gió, điện mặt trời; thúc đẩy hoàn thành dự án cảng trung chuyển và kết nối giao thông để phá vỡ thế ốc đảo hiện tại. 

Các chuyên gia cũng đề xuất, kinh tế Cần Giờ cần được phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của địa phương ven biển; trong đó, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản chất lượng cao.

Có chính sách thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế, đặc biệt ưu tiên thu hút các nhà đầu tư lớn có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến vào các lĩnh vực dịch vụ, du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và các dự án phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch nhằm triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế biển; trong đó, ngay từ khâu quy hoạch phát triển, Cần Giờ cần chủ động định hướng ưu tiên các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giao thông xanh ngay từ đầu để đảm bảo vừa phát triển kinh tế đô thị nhưng vẫn duy trì, bảo tồn hệ sinh thái ven biển đặc trưng.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh


Tin liên quan

5 huyện ngoại thành Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè bất ngờ được đề xuất thành 3 thành phố mới

5 huyện ngoại thành Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè bất ngờ được đề xuất thành 3 thành phố mới

Thành phố phía Bắc gồm hai huyện Hóc Môn và Củ Chi với định hướng phát triển sinh thái nông nghiệp - nông thôn, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp sinh thái, dịch vụ. Trong đó, huyện Hóc Môn sẽ là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố phía Bắc.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP HCM

Đường sẽ mở ở thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP HCM

Hiện tại, người dân thị trấn Cần Thạnh muốn di chuyển tới các địa phương khác, chỉ có thể qua phà Bình Khánh. Trong tương lai, các dự án cầu lớn của TP HCM trên địa bàn huyện Cần Giờ sẽ giúp người dân thị trấn Cần Thạnh đi lại dễ dàng hơn.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP HCM

Đường sẽ mở ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP HCM

Hiện tại, người dân xã Long Hòa muốn di chuyển tới các địa phương khác, chỉ có thể qua phà Bình Khánh. Trong tương lai, các dự án cầu lớn của TP HCM trên địa bàn huyện Cần Giờ sẽ giúp người dân xã Long Hòa đi lại dễ dàng hơn.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP HCM

Đường sẽ mở ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP HCM

Vị trí cụ thể của xã Lý Nhơn như sau: Phía bắc giáp xã An Thới Đông; phía Nam giáp biển Đông ở cửa sông Soài Rạp; phía đông và đông bắc giáp tiểu khu 8, 9,10 (An Thới Đông) và tiểu khu 11 (Long Hoà) qua sông Vàm Sát – Lò Rèn - Dinh Bà; phía tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An qua sông Soài Rạp.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP HCM

Đường sẽ mở ở xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP HCM

Vị trí cụ thể của xã Bình Khánh như sau: Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai qua ranh giới là sông Lòng Tàu; phía tây và phía bắc giáp huyện Nhà Bè qua ranh giới là sông Soài Rạp; phía nam giáp xã An Thới Đông.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP HCM

Đường sẽ mở ở xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP HCM

Vị trí cụ thể của xã Thạnh An như sau: Phía đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với ranh giới là sông Thị Vải; phía tây giáp các xã Tam Thôn Hiệp và Long Hòa; phía nam giáp vịnh Gành Rái và thị trấn Cần Thạnh; phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP HCM

Đường sẽ mở ở xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP HCM

Vị trí cụ thể của xã An Thới Đông như sau: Phía đông giáp xã Tam Thôn Hiệp; phía tây giáp huyện Nhà Bè và tỉnh Long An với ranh giới là sông Soài Rạp; phía bắc giáp xã Bình Khánh; phía nam giáp các xã Lý Nhơn và Long Hòa.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP HCM

Đường sẽ mở ở xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP HCM

Hiện tại, người dân xã Tam Thôn Hiệp muốn di chuyển tới các địa phương khác, chỉ có thể qua phà Bình Khánh. Trong tương lai, các dự án cầu lớn của TP HCM trên địa bàn huyện Cần Giờ sẽ giúp người dân xã Tam Thôn Hiệp đi lại dễ dàng hơn.

Đọc tiếp →

HoREA đề xuất quy hoạch cầu vượt biển Cần Giờ, đường ven sông Sài Gòn

HoREA đề xuất quy hoạch cầu vượt biển Cần Giờ, đường ven sông Sài Gòn

Đầu tiên là quy hoạch đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Sài Gòn đến Bến Súc, huyện Củ Chi), kết nối vào Quốc lộ 22, cao tốc TP HCM - Mộc Bài, quốc lộ 13, Tỉnh lộ 8 để tạo điều kiện phát triển đô thị khu vực Tây Bắc thành phố và các huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), huyện Bến Cát (Bình Dương), huyện Đức Hòa (Long An).

Đọc tiếp →