Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Quận Hà Đông, Hà Nội

Hà Nội: Cụm công nghiệp sau nhiều năm thành khu nhà ở 226 ha tại quận Hà Đông

Diện tích qui hoạch dự án là 225 ha, được thu hồi tại các xã Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm (quận Hà Đông) bởi quyết định thu hồi của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) hồi tháng 6/2007, nhằm mục tiêu đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng và quản lí hạ tầng kĩ thuật sau đầu tư Cụm công nghiệp Đồng Mai.

Liên tục điều chỉnh qui hoạch

Khu đất dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai do CTCP Đầu tư Phát triển Phong Phú (Công ty Phong Phú) là chủ đầu tư, vốn được qui hoạch với chức năng là cụm công nghiệp.

Diện tích qui hoạch dự án là 225 ha, được thu hồi tại các xã Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm (quận Hà Đông) bởi quyết định thu hồi của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) hồi tháng 6/2007, nhằm mục tiêu đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng và quản lí hạ tầng kĩ thuật sau đầu tư Cụm công nghiệp Đồng Mai.

Tuy nhiên, sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây, TP Hà Nội có chủ trương di dời các khu công nghiệp ra khỏi khu vực phát triển đô thị. Nhận thấy dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai không còn phù hợp về chủ trương qui hoạch, Công ty Phong Phú đã đề nghị điều chỉnh qui hoạch và điều chỉnh chức năng từ Cụm công nghiệp thành Khu đô thị Đồng Mai.

Khu nhà ở Đồng Mai 226 ha của Công ty Phong Phú liệu còn bệ đỡ? - Ảnh 1.

Phối cảnh minh họa phân khu khu vực Đồng Mai.

Đáng nói, từ năm 2009 đến nay, TP Hà Nội liên tục có các quyết định liên quan đến việc điều chỉnh qui hoạch dự án.

Cụ thể, tháng 11/2009, UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, lập điều chỉnh qui hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai tỉ lệ 1/2000.

4 năm sau, tháng 8/2013, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai tỉ lệ 1/2000. Quyết định này được xem là cơ sở để Công ty Phong Phú thực hiện các bước thủ tục chuyển đổi sang xây dựng đô thị sau này.

Đến năm 2015, UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt Qui hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỉ lệ 1/500. Theo đó, tổng diện tích khu đất nghiên cứu lập qui hoạch khoảng 214,08 ha, dân số khoảng 10.094 người.

Đến năm 2018, UBND TP Hà Nội một lần nữa ban hành Quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Qui hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai, tỉ lệ 1/2000. 

Theo đó, khu vực lập qui hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai bao gồm: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và Khu Nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở tại phường Đồng Mai.

Mới đây, UBND TP Hà Nội tiếp tục ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Qui hoạch chi tiết khu vực Đồng Mai, tỉ lệ 1/500.

Hà Nội giao Công ty Phong Phú lập qui hoạch khu nhà ở 226 ha tại quận Hà Đông

Cụ thể, khu vực nghiên cứu lập qui hoạch có tổng diện tích 226 ha, qui mô dân số khoảng 19.500 người, thuộc địa giới hành chính các phường Đồng Mai, Phú Lãm, Yên Nghĩa (quận Hà Đông).

Khu vực lập qui hoạch sẽ chia thành 2 khu, bao gồm: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và khu nhà ở xã hội. Thời gian hoàn thành lập đồ án qui hoạch chi tiết không quá 6 tháng tính từ ngày có quyết định phê duyệt nhiệm vụ qui hoạch chi tiết.

Như vậy, sau nhiều năm bất động, dự án cụm công nghiệp Đồng Mai sắp trở thành khu đô thị qui mô đến 226 ha nếu chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ.

Năng lực của Công ty Phong Phú ra sao?

Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Phát triển Phong Phú (Công ty Phong Phú) thành lập ngày 16/9/2005, có địa chỉ trụ sở chính tại Lầu 11, tòa nhà HUD, 159 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP HCM. Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay là ông Phan Văn Trang (sinh năm 1959).

Theo tìm hiểu, ông Trang hiện đang là Thành viên Hội đồng quản trị của CTCP Dệt may Hoàng Thị Loan (Mã: HLT). Tháng 4 vừa qua, ông Trang đã thực hiện mua vào 184.700 cổ phiếu, nâng tỉ lệ sở hữu tại HLT từ 18,2% lên 23,2%.

Dệt may Hoàng Thị Loan tiền thân được thành lập từ việc sáp nhập 2 doanh nghiệp là nhà máy sợi Vinh – nhà máy thành viên của Công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex) và Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan – nguyên là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Nghệ An.

Tháng 11/2005 Dệt may Hoàng Thị Loan tiến hành cổ phần hóa, đến cuối năm 2005 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 16 tỉ đồng. Tháng 1/2013 công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên 33,6 tỉ đồng và giữ nguyên cho đến nay.

Đến thời điểm cuối năm 2019, Dệt may Hoàng Thị Loan có một cổ đông lớn duy nhất là công ty mẹ - Tổng CTCP Dệt may Hà Nội sở hữu 75,58% vốn điều lệ.

Trước đó, vị trí này từng được đảm nhiệm bởi ông Trần Quang Sáng (sinh năm 1950). Ông Sáng từng là thành viên HĐQT Tổng CTCP Phong Phú (Phong Phú Corp - Mã: PPH) và và Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Phước Phát.

Thời điểm mới thành lập, Công ty Phong Phú có vốn điều lệ 100 tỉ đồng, tháng 11/2009 tăng lên 200 tỉ đồng.

Khi đó, doanh nghiệp này gồm 3 cổ đông là Công ty Dệt Phong Phú (nay là Tổng CTCP Phong Phú - công ty con thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam  (Vinatex - Mã: VGT) với tỉ lệ nắm giữ tính tới đầu năm 2017 là 50,10% vốn điều lệ), CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức và ông Phạm Uyên Nguyên.

Lúc này ông Phạm Uyên Nguyên giữ chức Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty Phong Phú, đồng thời là Giám đốc điều hành, kiêm trưởng văn phòng đại diện quĩ VinaCapital.

Đến tháng 9/2017, cơ cấu cổ đông của Công ty Phong Phú có sự thay đổi. Theo đó, Phong Phú Corp chỉ còn nắm giữ 26,93% vốn góp, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thủ Đức House - Mã: TDH) nắm 27%, Quĩ Vietnam Opprunity Fund Ltd (quĩ thuộc VinaCapital) nắm 32,31% và Công ty TNHH Thương mại Phước Phát nắm 8,08% vốn góp.

Đến cuối năm 2017, Thủ Đức House vẫn nắm giữ 27% vốn góp tại Công ty Phong Phú nhưng Phong Phú Corp đã thoái toàn bộ 26,93% vốn tại doanh nghiệp này.

Hai nhà đầu tư tổ chức đã tham gia đấu giá toàn bộ số cổ phần của Phong Phú Corp là Công ty TNHH Xây dựng Phong Đức và CTCP Xây lắp 6. Hai nhà đầu tư đã chi khoảng 67,5 tỉ đồng để nhận chuyển nhượng số cổ phần trên.

Tuy nhiên, theo BCTC hợp nhất quí II/2020 của Phong Phú Corp, cho đến thời điểm 30/6/2020, doanh nghiệp này vẫn đang ghi nhận hơn 61 tỉ đồng cho vay từ Công ty Phong Phú.

Ngoài ra, Phong Phú Corp còn hơn 98 tỉ đồng cổ tức, lợi nhuận được chia; 39 tỉ đồng tiền lãi cho vay và hơn 6 tỉ đồng tiền hợp tác dự án Đồng Mai từ doanh nghiệp này.

Đến nay, cả 3 cổ đông lớn là Tổng CTCP Phong Phú, Thủ Đức House và Quĩ Vietnam Opprunity Fund Ltd đều đã thoái hết vốn khỏi Công ty Phong Phú. 

Hiện danh sách cổ đông mới tại CTCP Phong Phú không được công bố. Theo nguồn tin riêng, sở hữu phần lớn cổ phần Công ty Phong Phú hiện thuộc về các nhà đầu tư cá nhân.

Theo Cục Đăng kí quốc gia giao dịch bảo đảm, tháng 12/2014, Công ty Phong Phú đã thế chấp toàn bộ các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh và khai thác tại dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Hà Đông để huy động vốn.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh


Tin liên quan

Hà Nội lý giải việc Metro Cát Linh - Hà Đông hoạt động thua lỗ

Hà Nội lý giải việc Metro Cát Linh - Hà Đông hoạt động thua lỗ

UBND TP Hà Nội vừa có Báo cáo trả lời kiến nghị cử tri trước và sau kỳ họp thứ 7 HĐND Thành phố khóa XVI. Cử tri quận Nam Từ Liêm cho biết, trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị Hà Nội (Hanoi Metro), năm đầu tiên vận hành tuyến metro Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế 160 tỷ đồng, đề nghị thành phố có giải pháp khắc phục tình trạng này.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Biên Giang là một trong 17 phường của quận Hà Đông. Địa bàn phường với 11 tổ dân phố nằm dọc ven bờ sông Đáy và có đường Quốc lộ 6 chạy qua. Phường Biên Giang trước đây là xã Biên Giang thuộc huyện Thanh Oai được thành lập năm 1946. 

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Về địa giới hành chính phường Văn Quán, phía đông phường giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân, phía tây giáp các phường Nguyễn Trãi và Yết Kiêu, phía nam giáp phường Phúc La, phía bắc giáp phường Mộ Lao và quận Nam Từ Liêm.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Quang Trung là một trong 17 phường của quận Hà Đông, được thành lập ngày năm 1981. Về địa giới hành chính, phía bắc phường giáp phường Vạn Phúc; phía tây giáp phường La Khê; phía nam giáp phường Yên Nghĩa, Phú La; phía đông giáp phường Hà Cầu và phường Nguyễn Trãi.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Phường Nguyễn Trãi là một trong 17 phường của quận Hà Đông, được thành lập ngày 19/5/1981. Phường có vị trí địa lý ở trung tâm của quận, với 15 tổ dân phố. Về địa giới hành chính phường Nguyễn Trãi, phía tây bắc phường giáp phường Quang Trung và Yết Kiêu, phía đông bắc giáp sông Nhuệ, phía tây nam giáp khu Cầu Đơ, phía đông nam giáp khu Hà Trì, phường Hà Cầu.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Đồng Mai là một phường nằm ở phía tây nam của quận Hà Đông với diện tích đất tự nhiên là 634,19 ha. Về địa giới hành chính, phía đông phường giáp phường Phú Lãm; phía tây giáp phường Biên Giang (quận Hà Đông); phía nam giáp xã Bích Hòa, xã Cao Viên (huyện Thanh Oai) và xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ); phía bắc giáp phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Địa bàn phường chạy dọc theo dòng sông Đáy và đê Đáy với chiều dài hơn 4 km.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Phường nằm ở một vị trí giao thông rất thuận lợi với nút giao của con đường DT70A với Quốc lộ 6. Tuyến đường DT70A chạy dài nối với Quốc lộ 1A là con đường xuyên Việt. Trục đường Quốc lộ 6 là một con đường hướng tâm Hà Nội rất thuận tiện cho việc di chuyển từ phường Yết Kiêu vào nội thành Hà Nội. Phường còn có sông Nhuệ chảy qua.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Phường Phú Lãm được thành lập từ ngày 10/7/2009 với diện tích đất tự nhiên 266,42 ha và 9 tổ dân phố trực thuộc. Phường nằm ở phía tây nam quận Hà Đông, phía đông phường giáp phường Phú Lương, phía tây giáp các phường Yên Nghĩa và Đồng Mai, phía nam giáp huyện Thanh Oai, phía bắc giáp các phường Yên Nghĩa và Phú La.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Hà Cầu là một phường nằm ở trung tâm quận Hà Đông. Theo cổng thông tin điện tử phường có diện tích là 152,27 ha, là địa bàn có nhiều khu vực giáp canh, giáp cư với các phường Nguyễn Trãi, Quang Trung, Phú La, La Khê và Kiến Hưng.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Về địa giới hành chinh, phía bắc phường Vạn Phúc giáp phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm; phía nam giáp phường Yết Kiêu; phía đông giáp phường Mộ Lao; phía tây giáp phường La Khê, phường Quang Trung. Phường Vạn Phúc nổi tiếng với với làng lụa nằm ở phần quy hoạch sông Nhuệ.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Về địa giới hành chính, phía tây phường giáp với phường Văn Quán, với đường 19/5 làm ranh giới; phía đông bắc giáp với xã Tân Triều, Thanh Trì; phía đông nam giáp phường Kiến Hưng; phía tây nam giáp sông Nhuệ. 

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Phường Mộ Lao là một phường thuộc quận Hà Đông với vị trí cửa ngõ từ trung tâm Hà Nội vào quận. Phường có diện tích đất tự nhiên là 124,63 ha, phía đông và phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm; phía tây giáp các phường Vạn Phúc và Yết Kiêu; phía nam giáp phường Văn Quán.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Phường La Khê được thành lập ngày 19/5/2008 theo Nghị định số 23/2008/NĐ- CP ngày 1/3/2008 của Chính phủ, trên cơ sở toàn bộ diện tích làng La Khê và 3 tổ dân phố phường Quang Trung chuyển về, phường có diện tích tự nhiên là 259,74 ha, hơn 5.000 hộ dân với trên 18.000 nhân khẩu, có vị trí thuận lợi với trục đường Quang Trung, đường Lê Trọng Tấn, đường Lê Văn Lương chạy qua.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Về địa giới hành chính, phường Phú La có phía đông giáp các phường Hà Cầu và Kiến Hưng, phía tây giáp phường Yên Nghĩa, phía nam giáp các phường Phú Lương và Phú Lãm, phía bắc giáp các phường La Khê và Quang Trung.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kiến Hưng là một trong 17 phường của quận Hà Đông, được thành lập năm 2009 với diện tích tự nhiên 428,46 ha. Phía đông phường giáp xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì); phía tây giáp phường Hà Cầu, phường Phú La (quận Hà Đông); phía nam giáp xã Cự Khê (huyện Thanh Oai) và phường Phú Lương (quận Hà Đông); phía bắc giáp phường Phúc La (quận Hà Đông) và xã Tân Triều (huyện Thanh Trì).

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Về địa giới hành chính phường Yên Nghĩa, phía đông phường giáp phường Phú La, phường La Khê; phía tây giáp huyện Quốc Oai; phía nam giáp phường Đồng Mai, phường Phú Lãm; phía bắc giáp huyện Hoài Đức và phường Dương Nội.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Phú Lương trước đây là một xã của huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Từ tháng 12/2003, xã Phú Lương chuyển về thị xã Hà Đông, nay là quận Hà Đông thuộc TP Hà Nội. Từ tháng 5/2009, xã Phú Lương chuyển thành phường, một phường nội thành ở phía nam quận Hà Đông.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội năm 2022

Dương Nội là một trong 17 phường của quận Hà Đông, có diện tích 5,85 km². Về địa giới hành chính phường Dương Nội, phía đông phường giáp phường La Khê và quận Nam Từ Liêm, phía tây giáp huyện Hoài Đức, phía nam giáp phường Yên Nghĩa, phía bắc giáp huyện Hoài Đức và quận Nam Từ Liêm.

Đọc tiếp →

Hà Nội: Nhiều chung cư ở Hà Đông, Thanh Xuân vi phạm PCCC

Hà Nội: Nhiều chung cư ở Hà Đông, Thanh Xuân vi phạm PCCC

Tại công văn về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ đối với nhà cao tầng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2020, UBND TP Hà Nội cho biết, năm 2020, số vụ cháy tại công trình chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn giảm 60% so với năm 2019.

Đọc tiếp →

Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể khai thác dịp 30/4 và 1/5?

Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể khai thác dịp 30/4 và 1/5?

Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải vừa thông tin, ngày 29/4, Tư vấn đánh giá độc lập về an toàn hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông (Liên danh tư vấn ACT, Pháp) đã cấp chứng chỉ an toàn cho dự án này. 

Đọc tiếp →