Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Huyện Ba Vì, Hà Nội

Đề xuất quy hoạch Ba Vì - Sơn Tây thành thành phố du lịch

Theo Cổng TTĐT TP Hà Nội, vừa qua, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội phối hợp cùng đơn vị tư vấn tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về phương án phát triển TX Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng nhằm tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Một góc huyện Ba Vì hiện nay. (Ảnh: UBND huyện Ba Vì).

Theo Cổng TTĐT TP Hà Nội, vừa qua, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội phối hợp cùng đơn vị tư vấn tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về phương án phát triển TX Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng nhằm tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo báo cáo định hướng của đơn vị tư vấn tại Hội thảo, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ và Đan Phượng là 4 huyện, thị xã ngoại thành phía tây trung tâm Thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi sông Hồng ở phía Bắc, sông Đà ở phía Tây, kết nối với trung tâm Hà Nội chủ yếu qua QL 32.

Kinh tế chủ đạo của huyện Ba Vì là nông nghiệp, nhưng có sự chuyển dịch dần sang thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng; còn của TX Sơn Tây là thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng, dù tốc độ chuyển đổi cơ cấu thương mại dịch vụ còn chậm.

Đối với huyện Phúc Thọ, kinh tế chủ đạo là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đến năm 2022, toàn huyện có 223 doanh nghiệp, 4.321 hộ sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp; còn huyện Đan Phượng, trong 3 năm gần nhất, có tốc độ đô thị hoá nhanh, tỷ trọng thương mại dịch vụ ngày càng tăng.

Theo đơn vị tư vấn, tính chất liên kết và kết nối vùng tại 4 huyện, thị xã còn yếu, tập trung chủ yếu vào QL 32. Các dự án có tính động lực, điểm nhấn thúc đẩy phát triển chung đã hoạch định nhiều nhưng chưa triển khai, chưa hình thành.

Các dự án chậm triển khai, các dự án treo theo mô hình khu dân cư làm ảnh hưởng tới mặt bằng phát triển, nguồn lực đầu tư phát triển và chính sách phát triển chưa đột phá…

Trên cơ sở phân tích những vấn đề còn tồn tại của 4 địa phương, đơn vị đưa ra định hướng chiến lược phát triển chung là kế thừa phát triển Quy hoạch 1259 và Vùng Thủ đô, khai thác lợi thế QL 32 và sự bổ trợ của tuyến hành lang sông Hồng, sông Đà, Đại lộ Thăng Long… xây dựng dải đô thị du lịch và nông nghiệp phía Tây Bắc Thủ đô.

Bên cạnh đó, thu hút phát triển các trung tâm chức năng mới của nền kinh tế như dịch vụ du lịch quốc tế, thủ phủ thể thao vui chơi giải trí, kinh tế tri thức... để hình thành các khu vực phát triển du lịch, nông nghiệp gắn với đô thị.

4 huyện, thị xã trên cũng sẽ phát triển các khu vực đô thị tập trung theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng) gắn với hình thành hệ thống giao thông hiện đại, thông minh, hạ tầng đô thị đồng bộ, hấp dẫn, thu hút dân cư, đặc biệt lực lượng lao động tri thức, chất lượng cao.

Phát triển không gian gắn với hình thành các trục quan trọng của Hà Nội gồm: hành làng sông Hồng, sông Đà, hành lang QL 32, và trục Hồ Tây - Ba Vì...

Đề cập đến tính đột phá trong định hướng phát triển, đơn vị tư vấn đề xuất hình thành thành phố du lịch vùng thủ đô Ba Vì - Sơn Tây (Sơn Tây là cửa ngõ - Ba Vì là trung tâm) là cực phát triển của Hà Nội và trung tâm du lịch mới vùng Bắc Bộ.

Gia tăng liên kết vùng - đề xuất đường sắt đô thị kết nối tới đô thị vệ tinh Sơn Tây và kết nối tới trung tâm du lịch huyện Ba Vì - đô thị Tản Viên Sơn. Khai thác hành lang kinh tế, đô thị, du lịch, nông nghiệp dọc tuyến sông Đà - sông Hồng.

Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, cụm đổi mới hỗ trợ các vùng nông nghiệp nông thôn, tập trung chủ yếu tại Ba Vì, Phúc Thọ. Riêng Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ phát triển mô hình đô thị sinh thái, đô thị nghỉ dưỡng, đô thị nông nghiệp, còn Đan Phượng phát triển mô hình đô thị nén, TOD phía đông vành đai 4…

 Trao đổi về các nội dung định hướng được đơn vị tư vấn đề xuất tại Hội thảo, lãnh đạo các sở ngành, chuyên gia và 4 huyện, thị xã cho rằng, đánh giá hiện trạng, chỉ tiêu, định hướng nhiều lĩnh vực trên địa bàn các địa phương trong phương án phát triển còn chưa cụ thể, số liệu chưa được cập nhật.

Do đó, các sở, ngành, lãnh đạo các địa phương đề nghị đơn vị tư vấn cập nhật số liệu mới, đồng thời, khảo sát kỹ hiện trạng, nghiên cứu, bổ sung những nét đặc thù, thế mạnh, lợi thế phát triển của từng địa phương nhằm hoàn thiện phương án phát triển để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, nội dung định hướng tư vấn đưa ra cần phải làm thế nào để phát huy được bản sắc của một vùng văn hoá đặc biệt - văn hoá xứ Đoài trong tổng thể quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội.

Điểm nghẽn của 4 địa phương hiện nay là kết nối giao thông, báo cáo tư vấn mới chỉ tập trung kết nối đường bộ, chưa quan tâm nhiều đến yếu tố kết nối từ đường vành đai, đường sông… Trong khi sông Hồng vẫn là trục phát triển chủ đạo của Thủ đô, sản sinh ra văn hoá. Do đó, tư vấn nên tính kỹ vị trí, vai trò của sông Hồng trong chức năng khu vực vùng lõi của văn hóa xứ Đoài này.

TX Sơn Tây Ngô Đình Ngũ cho rằng, một điểm nghẽn hết sức quan trọng mà đơn vị tư vấn cần đề cập đến đó là vấn đề môi trường ở bãi rác Xuân Sơn và ba sân golf của hồ Đồng Mô.

Trong quy hoạch lần này, Sơn Tây mong muốn làm sống dậy dòng sông Tích, sông Hang chảy qua khu vực thị xã, đồng thời, cả hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh,… đảm bảo về mặt môi trường, phát huy giá trị cảnh quan.

Trong định hướng quy hoạch, Sơn Tây mong muốn thành phố quan tâm, tích hợp các dự án lớn về du lịch trên địa bàn như các dự án tại hồ Xuân Khanh, 72 ha ở Kim Sơn, xung quanh hồ Đồng Mô.

Đồng thời, bổ sung phát triển thêm về các không gian du lịch ở hai bên bờ sông Tích; mở rộng tuyến phố đi bộ gắn với các thiết chế văn hoá; hệ thống giao thông bổ sung thêm các tuyến 414B, 417, Thành cổ Sơn Tây - Đền Và - Phùng Hưng - Ngô Quyền…

Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các địa phương cần phối hợp với đơn vị tư vấn, sở ngành, các chuyên gia để thực hiện xây dựng các bước báo cáo lập Quy hoạch để kịp thời gian theo quy định. Báo cáo xây dựng cần có sự đánh giá kỹ hiện trạng, thực trạng, những vấn đề còn tồn tại cùng với việc nêu được tiềm năng, lợi thế.

Từ đó có cái nhìn toàn diện, đưa ra được định hướng, mục tiêu phát triển có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời, đưa ra được danh mục dự án ưu tiên thực hiện.

Đối với đơn vị tư vấn và Sở Tài nguyên và Môi trường cần rà soát các vấn đề liên quan đến hệ thống bản đồ hiện trạng và bản đồ cập nhật định hướng. Riêng với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội cần thống nhất khung báo cáo, trong đó, rõ nội dung từng lĩnh vực, sở ngành, quận huyện.

Theo Dòng Vốn Kinh Doanh


Tin liên quan

Hà Nội thành lập 2 thành phố mới tại Hòa Lạc và Sơn Tây - Ba Vì, thời của bất động sản phía Tây đã đến?

Hà Nội thành lập 2 thành phố mới tại Hòa Lạc và Sơn Tây - Ba Vì, thời của bất động sản phía Tây đã đến?

Tại Quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua ngày 29/3, UBND Thành phố Hà Nội đề xuất thêm nhiều điểm mới so với tờ trình trước đó, đặc biệt là phía Tây thủ đô được đề xuất xây dựng 2 thành phố mới.

Đọc tiếp →

Huyện Ba Vì đề nghị Hà Nội quy hoạch Khu du lịch Suối Hai và mở loạt tuyến đường quanh QL32 gần dự án

Huyện Ba Vì đề nghị Hà Nội quy hoạch Khu du lịch Suối Hai và mở loạt tuyến đường quanh QL32 gần dự án

Trong buổi họp, huyện đề nghị thành phố quy hoạch vùng huyện Ba Vì và quy hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó bổ sung Khu công nghiệp diện tích từ 300 - 500 ha thuộc xã Phú Cường, Tản Hồng và bổ sung một cảng sông tại xã Tản Hồng. 

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, xã Tiên Phong hiện có 3 dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, bao gồm các dự án sau:

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, xã Vạn Thắng hiện có nhiều dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, trong đó có các dự án:

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Xã Thuần Mỹ thuộc vùng trung du đồi gò phía tây huyện Ba Vì. Địa hình xã chia thành 3 vùng: vùng bãi, vùng đồi gò và vùng đồi núi. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.240,54 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 505,83 ha, đất phi nông nghiệp chiếm 717,61 ha.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Vân Hòa là một xã miền núi cách trung tâm huyện Ba Vì khoảng 20km. Tổng số diện tích đất tự nhiên của xã là 3.290,98 ha. Toàn xã có 14 thôn, gồm các thôn: Bặn, Mồ Đồi, Đồng Chay, Việt Hòa, Xuân Hòa, Hòa Trung, Bơn, Rùa, Xoan, Nghe, Đa Cuống, Bơn, Muồng Voi, Muồng Cháu, Muồng Phú Vàng. 

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Dân số tính đến năm 2017: Tổng số có 2.301 hộ và 9.267 nhân khẩu. Toàn xã Thuỵ An có 11 thôn, bao gồm: Yên Khoái, Đông Lâu, Tân An, Liễu Đông, Áng Gạo, Duyên Lãm,  Đông Cao, Đông Kỳ, Thụy Phiêu, Liên Minh và Cơ Giới.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Đông Quang, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Đông Quang, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, xã Đông Quang hiện có 1 dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, đó là dự án:

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Tòng Bạt, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Tòng Bạt, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, xã Tòng Bạt hiện có 2 dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, bao gồm các dự án sau:

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Xã Vật Lại là một xã nằm ở phía Tây huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện khoảng 1,5km về phía Tây. Diện tích tự nhiên của xã là 1.443,05 ha. Dân số tính đến năm 2017, tổng số có 2.934 hộ dân với 14.553 nhân khẩu.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, xã Yên Bài hiện có 1 dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, đó là dự án:

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, xã Đồng Thái hiện có 5 dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, bao gồm các dự án:

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Phú Đông, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Phú Đông, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Dân số xã có 6.232 nhân khẩu, 1.525 hộ được phân bổ ở 3 thôn, bao gồm thôn Đông Lâu, thôn Phú Nghĩa và thôn Đồng Phú, và 7 cụm dân cư, bao gồm thôn Đông Lâu, Xóm Quýt, xóm Đông Duy, xóm Thuận Trại, xóm Đông Đoài, xóm Sỏi và thôn Đồng Phú.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Châu Sơn, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Châu Sơn, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, xã Châu Sơn hiện có 1 dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, đó là dự án:

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Ba Trại là một xã miền núi của huyện Ba Vì. Phía Đông của xã Ba Trại giáp xã Tản Lĩnh; phía Tây giáp xã Minh Quang, Thuần Mỹ; Phía Nam giáp xã Ba Vì; phía Bắc giáp xã Cẩm lĩnh, Sơn Đà. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2017,4 ha. Dân số năm 2017 là 14.681 nhân khẩu với tổng số 3.700 hộ. Toàn xã có 10 thôn, gồm: Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 5, Thôn 6, Thôn 7, Thôn 8, Thôn 9, Thôn Lâm Nghiệp.  

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Phong Vân, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Phong Vân, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Xã Phong Vân là một xã thuộc vùng bán sơn địa của huyện Ba Vì. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 480,54 ha. Dân số tính đến năm 2017: tổng số có 1.884 hộ, 7.646 nhân khẩu. Toàn xã có 4 thôn, gồm: Vân Hội, Tân Phong 1; Tân Phong 2 và Tân Phong 3.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, xã Tản Lĩnh hiện có nhiều dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, bao gồm các dự án sau:

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, xã Tản Hồng hiện có nhiều dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, bao gồm các dự án sau:

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất xã Thái Hoà, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất xã Thái Hoà, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Thái Hòa là một xã thuộc huyện Ba Vì, nằm ở vị trí địa lý về phía Tây bắc, phía Đông của xã giáp với xã Đồng Thái, phía Tây giáp sông Đà, tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp xã Phú Đông và Phong Vân và phía Nam giáp xã Phú Sơn. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 562,58 ha.

Đọc tiếp →

Kế hoạch sử dụng đất thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Kế hoạch sử dụng đất thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội năm 2021

Theo Nghị quyết số 21 (tháng 12/2020) về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, thị trấn Tây Đằng có nhiều dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, bao gồm các dự án:

Đọc tiếp →