Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Hòa Bình

Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030: Cơ hội tìm ra động lực mới để phát triển

Tỉnh Hòa Bình có vị trí quan trọng, thuận lợi, trung tâm kết nối với Hà Nội, vùng Đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, là cầu nối, bệ đỡ cho cả vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, Hòa Bình chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý.

Tỉnh Hòa Bình có vị trí quan trọng, thuận lợi, trung tâm kết nối với Hà Nội, vùng Đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, là cầu nối, bệ đỡ cho cả vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, Hòa Bình chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đối với xây dựng Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Hòa Bình phải xác định đây là cơ hội tốt tìm ra điểm nghẽn, động lực mới, giá trị mới để phát huy, đột phá, đạt được mục tiêu đề ra.Những điểm nghẽn trong quá trình phát triểnBộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh vừa tiến hành thẩm định Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh Hòa Bình trong xây dựng quy hoạch.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, muốn phát triển, phát huy những tiềm năng, lợi thế đang có và khắc phục những rào cản thì việc quy hoạch đóng vai trò rất quan trọng, đó là định hướng, sắp xếp, cụ thể hóa chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để tìm giá trị, cơ hội mới.

 Thành phố Hòa Bình. (Ảnh tư liệu: Trọng Đạt/TTXVN).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Quách Tất Liêm cho biết, Hòa Bình là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích tự nhiên 4.590,29 km2 với dân số năm 2020 là 861.216 người. Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) của tỉnh tính đến năm 2020 đạt 49.706 tỷ đồng; đứng thứ 6 trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc và chiếm 7,3% GRDP toàn vùng.

GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 57,72 triệu đồng/người, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2010 (đạt 20,77 triệu đồng), cao hơn trung bình của vùng Trung du và miền núi phía Bắc (sau Thái Nguyên, Lào Cai và Bắc Giang), tăng gần 18 triệu đồng so với năm 2015.Tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011-2020 của tỉnh đạt 5,88%/năm, xếp thứ 6 trong vùng. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hòa Bình về cơ bản đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp song song với tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng.Tuy nhiên, ông Quách Tất Liêm cho biết, quá trình phát triển của tỉnh còn gặp những khó khăn, điểm nghẽn như: địa hình chia cắt dẫn tới phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, khó khăn trong phát triển nông nghiệp; hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập: Dòng chảy bị cản trở cục bộ do hệ thống giao thông, hệ thống kè chống trượt lở được xây dựng ở cao độ đảm bảo không ngập lụt.Bên cạnh đó, xu thế xuất cư đã làm ảnh hưởng đáng kể tới quy mô dân số và lực lượng lao động của tỉnh. Đào tạo lao động chưa bắt kịp xu hướng và nhu cầu việc làm, chất lượng nhân lực chưa cao, có sự chênh lệch đáng kể về trình độ và cơ hội tiếp cận khoa học, công nghệ giữa các vùng. Một bộ phận đồng bào dân tộc sống ở các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ, chưa theo hướng hàng hóa, phương thức tiêu dùng chưa hướng tới phát triển thị trường.Không những thế, công nghiệp phát triển chưa mạnh và chưa có nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Sản xuất nông nghiệp hiệu quả còn thấp. Phát triển khoa học, công nghệ chưa tạo được đột phá; ứng dụng khoa học, công nghệ chưa thực sự mạnh mẽ. Ngành du lịch chưa phát triển mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn nhỏ, phân tán, và thiếu kết nối.Cùng với đó, hạ tầng giao đường thủy chưa đảm bảo cả số và chất lượng. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên kết phát triển với bên ngoài còn yếu kém, hành lang kinh tế nội tiểu vùng Tây Bắc chưa mạnh. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhỏ lẻ, các dự án phần lớn có quy mô nhỏ, chưa tận dụng được lợi ích từ kinh tế quy mô…Tập trung phát triển kết cấu hạ tầngĐể phát triển nhanh, bền vững, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quách Tất Liêm cho biết, mục tiêu tổng quát của Quy hoạch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đề ra là Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhâp trung bình thuộc nhóm dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc với vị trí là trung tâm kết nối giữa Hà Nội với vùng Tây Bắc.Kinh tế phát triển dựa trên dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó: công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghệ cao là cơ sở, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị thông minh và đô thị xanh; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên, đảm bảo môi trường. Phát triển kinh tế gắn với mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh.Theo đó, tỉnh Hòa Bình đặt ra các chỉ tiêu phát triển cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 9%/năm; tỷ lệ giảm nghèo đa chiều bình quân hàng năm đạt từ 2 đến 2,5%.Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 51%; dịch vụ 32%; thuế sản phẩm 4,0%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 13%. GRDP bình quân đầu người đạt 185 triệu đồng/người. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt 8%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4.500 triệu USD, nhập khẩu đạt 3.580 triệu USD. Thu ngân sách nhà nước đạt 16.000 - 18.000 tỷ đồng.Chia sẻ về Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cho biết, Quy hoạch tỉnh là bản quy hoạch được lập theo cách tiếp cận tích hợp, đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch, nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phù hợp với các quy hoạch quốc gia và quy hoạch của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.Quy hoạch tỉnh Hòa Bình có nội dung thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2030; từ đó, mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ quy hoạch.Hiện, Hòa Bình đang tập trung nhiều nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng. Trong năm 2023, Hòa Bình phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đây là tuyến đường mà các tỉnh khu vực Tây Bắc rất mong chờ. Sang năm, có thể khởi công cao tốc tiếp nối của đoạn từ Hà Nội - Hòa Bình (đoạn còn 23 km sẽ mở đường hoàn thiện).“Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong thời điểm này là động lực quan trọng trong phát triển của tỉnh thời gian tới. Hiện có một số nhà đầu tư lớn về du lịch dịch vụ đã vào Hòa Bình để đầu tư hệ thống cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội…", Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cho biết.Trước những tiềm năng vẫn chưa phát triển tương xứng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gợi ý, Hòa Bình có lẽ không chỉ đầu tư hạ tầng, làm đường cao tốc về Hà Nội, không chỉ dựa vào Quốc lộ 6 như hiện nay mà có thể tính mở đường nối ra Thanh Hóa để tạo động lực mới cho phát triển, kết nối với cảng Nghi Sơn, sân bay, khu công nghiệp, khu kinh tế…"Hòa Bình có nên lựa chọn phát triển công nghiệp ở mức độ phù hợp với lợi thế sát với Hà Nội trong bối cảnh dư địa phát triển công nghiệp của Hà Nội sẽ giảm dần và mật độ phát triển công nghiệp trong tương lai sẽ phải san ra cho Hòa Bình… Đối với dịch vụ, Hòa Bình có nên làm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, có làm thủ phủ sân golf của phía Bắc nhờ địa hình đồi núi. Các loại hình du lịch gần Hà Nội với cự ly, phạm vi vừa phải đang có nhu cầu lớn và cơ hội cho Hòa Bình là hiện hữu…", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.“Tuy nhiên, để phát triển nhanh, bền vững, tỉnh Hòa Bình phải mạnh dạn đưa ra những đột phá, phải có cách tiếp cận với tư duy, tầm nhìn mới, phải có lộ trình cụ thể, xác định mục tiêu, quan điểm, tầm nhìn, sứ mệnh, vai trò, vị trí của mình”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. 

Theo TTXVN


Tin liên quan

Đà Lạt sẽ có 2 phố đi bộ vào cuối tuần

Đà Lạt sẽ có 2 phố đi bộ vào cuối tuần

Ngày 27-4, tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết lãnh đạo tỉnh đã thống nhất đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc mở lại tuyến phố đi bộ khu Hòa Bình và các tuyến đường trung tâm thuộc phường 1, TP Đà Lạt. Thời gian hoạt động từ 19 giờ đến 22 giờ các ngày thứ bảy và chủ nhật hằng tuần.

Đọc tiếp →

ĐHCĐ Hải Phát Invest: Đồng loạt triển khai các dự án tại Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Cao Bằng...trong năm 2024

ĐHCĐ Hải Phát Invest: Đồng loạt triển khai các dự án tại Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Cao Bằng...trong năm 2024

Báo cáo tại đại hội, Ban lãnh đạo Hải Phát cho biết năm 2023 Công ty đã tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh công tác bán buôn các sản phẩm tại Dự án Lào Cai, Dự án Hải Yên - Quảng Ninh, thực hiện tái cơ cấu tỷ lệ sở hữu tại một số Công ty con. 

Đọc tiếp →

Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh

Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh

Được biết, tính đến ngày 27/3/2024, Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình đứng đầu danh sách nợ thuế, số tiền nợ gần 1.046 tỷ đồng. Cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế như phong tỏa tài khoản, trích tiền từ tài khoản và ngưng sử dụng hóa đơn; ban hành các thông báo về tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư.

Đọc tiếp →

Khởi công hệ thống cấp nước 5.000 tỷ đồng

Khởi công hệ thống cấp nước 5.000 tỷ đồng

Lễ khởi công giai đoạn 1 tổ chức ngày 18/4, tại xã Mông Hóa, tỉnh Hòa Bình. Dự án có tổng mức đầu tư 5.130 tỷ đồng cho cả hai hợp phần Hòa Bình và Hà Nội. Trong đó, giai đoạn 1 nhà máy sẽ cung cấp 150.000 m3 nước một ngày đêm vào năm 2026; đến năm 2030 nâng công suất lên 300.000 m3/ngày đêm.

Đọc tiếp →

Sóng đất nền ven đô, đâu là vùng đất tiềm năng để nhà đầu tư xuống tiền?

Sóng đất nền ven đô, đâu là vùng đất tiềm năng để nhà đầu tư xuống tiền?

Kể từ khi chung cư liên tục tăng giá từ đầu năm 2024, mức độ quan tâm đến thị trường nhà đất ven đô đang tăng nhiệt, không ít “tay to” cũng bắt đầu trở lại thị trường. Nhà đầu tư tham gia vào thị trường đất ven đô hiện tại đa phần là những người có sẵn tài chính. Hướng tới đầu tư dài hạn, mua với mục đích làm tài sản tích trữ, để dành, am hiểu về thị trường.

Đọc tiếp →

Hòa Bình công khai dự án chưa được phép bán 'lúa non', cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền

Hòa Bình công khai dự án chưa được phép bán 'lúa non', cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền

Sở Xây dựng Hòa Bình vừa đăng tải thông tin các dự án BĐS chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng, bán trên địa bàn và cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền chưa đủ điều kiện kinh doanh tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh (Quý I/2024).

Đọc tiếp →

Xây dựng Hoà Bình làm gì để xử lý khoản nợ ngàn tỉ?

Xây dựng Hoà Bình làm gì để xử lý khoản nợ ngàn tỉ?

Trong đó, công ty sẽ phát hành 200 triệu cổ phiếu nhằm tăng nguồn vốn, giá phát hành là 12.000 đồng/cổ phiếu và 74 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ đối với các đơn vị là nhà cung cấp, nhà thầu phụ. Giá cổ phiếu hoán đổi nợ được điều chỉnh từ 12.000 đồng xuống còn 10.000 đồng/cổ phiếu.

Đọc tiếp →

Xây dựng Hòa Bình lý giải việc vốn chủ 'bốc hơi' 360 tỷ, lãi giảm hơn 300 tỷ sau kiểm toán

Xây dựng Hòa Bình lý giải việc vốn chủ 'bốc hơi' 360 tỷ, lãi giảm hơn 300 tỷ sau kiểm toán

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã: HBC) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 do AASC kiểm toán. Trong báo cáo đã kiểm toán, vốn chủ sở hữu của công ty mẹ là 893,4 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu hợp nhất là 93,4 tỷ đồng.

Đọc tiếp →

Tập đoàn Hòa Bình khánh thành đường cao tốc mẫu xây theo công nghệ mới

Tập đoàn Hòa Bình khánh thành đường cao tốc mẫu xây theo công nghệ mới

Phát biểu tại lễ khánh thành đoạn đường mẫu, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình cho biết, bản thân ông nhiều năm trăn trở làm sao để Việt Nam có thể phát triển được các ngành sản xuất và dịch vụ mạnh mẽ hơn, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh nhiều dự án về nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Trước nhu cầu về phát triển hệ thống đường cao tốc, ông Nguyễn Hữu Đường đã chỉ đạo thành lập bộ phận nghiên cứu có sự tham gia của chuyên gia trong và ngoài nước với mục tiêu làm sao có thể xây dựng được những tuyến đường bền đẹp, hiện đại và giá rẻ. Nhiều tuyến đường chúng ta đã làm chiếm diện tích và sử dụng quá lớn các loại tài nguyên như đất, gây ô nhiễm môi trường.

Đọc tiếp →

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình chỉ ra tín hiệu đáng mừng, doanh nghiệp bất động sản sẽ hồi phục

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình chỉ ra tín hiệu đáng mừng, doanh nghiệp bất động sản sẽ hồi phục

Tại sự kiện Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần thứ IV diễn ra sáng nay 15/3, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã: HBC) đã chia sẻ một số thông tin về thị trường bất động sản.

Đọc tiếp →

Nhà ở giá rẻ đã 'tuyệt chủng'?

Nhà ở giá rẻ đã 'tuyệt chủng'?

Tại Diễn đàn Bất động sản mùa xuân sáng 15/3, ông Hải cho biết, năm 2021, Nhà nước đưa ra Nghị quyết thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội nhưng sau đó năm 2021 - 2022 lại không có một giao dịch nào.

Đọc tiếp →

Hơn 2.100 tỉ đồng bồi thường tại dự án Khu trung tâm Hòa Bình

Hơn 2.100 tỉ đồng bồi thường tại dự án Khu trung tâm Hòa Bình

UBND TP Đà Lạt vừa báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng tiến độ triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025. Đặc biệt, dự án được người dân Đà Lạt quan tâm trong thời gian dài là dự án Khu trung tâm Hòa Bình.

Đọc tiếp →

712 dự án chậm tiến độ: Nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ

712 dự án chậm tiến độ: Nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ

Dự án Khu đô thị Làng hoa Tiền Phong (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt năm 2005 với tổng kinh phí đầu tư 920 tỷ đồng, do Cty TP làm chủ đầu tư. Dự kiến, dự án khởi công vào năm 2005, hoàn thành vào năm 2013 nhưng đến nay dự án vẫn là bãi đất trống. Hiện tại, người dân địa phương tận dụng mặt bằng để chăn thả gia súc, trồng rau màu.

Đọc tiếp →

Bùng nổ với sự kiện ra quân dự án Ivory Villas & Resort Hòa Bình

Bùng nổ với sự kiện ra quân dự án Ivory Villas & Resort Hòa Bình

Lễ ra quân Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Lâm Sơn (Ivory Villas & Resort) mang đến một làn gió mới cho thị trường BĐS Hòa Bình ngày từ những ngày đầu tiên của năm mới Giáp Thìn 2024. Sự kiện ghi dấu ấn trên thị trường với sự tham gia của đông đảo chuyên viên kinh doanh đến từ các đại lý phân phối AHS Property, New Sky Land, HT Holding, Trí Long, Thành Nam, KHP Land.

Đọc tiếp →

Tập đoàn Hòa Bình sắp nhận lại hơn 10,3 tỷ đồng từ CT Land

Tập đoàn Hòa Bình sắp nhận lại hơn 10,3 tỷ đồng từ CT Land

Ngày 20/2 vừa qua, Hòa Bình đã nhận được Bản án có hiệu lực từ Tòa án nhân dân TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến vụ kiện này. Theo đó, Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Hòa Bình, buộc CT Land có nghĩa vụ trả cho Hòa Bình số tiền hơn 10,3 tỷ đồng. 

Đọc tiếp →

Một doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trúng thầu 5 dự án nhà ở xã hội ở Kenya

Một doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trúng thầu 5 dự án nhà ở xã hội ở Kenya

Công ty CP Xây dựng Hòa Bình (Xây dựng Hòa Bình, mã chứng khoán: HBC) vừa công bố thông tin đã trúng thầu 5 dự án xây dựng nhà ở xã hội của Bộ đất đai, Công trình công cộng, Nhà ở và Phát triển Đô thị Kenya. 

Đọc tiếp →

Xây dựng Hòa Bình trúng thầu 5 dự án tại châu Phi

Xây dựng Hòa Bình trúng thầu 5 dự án tại châu Phi

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) vừa cho biết đã nhận được thư trúng thầu của 5 dự án xây dựng nhà ở xã hội của Bộ đất đai, Công trình công cộng, Nhà ở và Phát triển Đô thị Kenya – Vụ Nhà ở và Phát triển Đô thị.

Đọc tiếp →

Hòa Bình rà soát các dự án chậm tiến độ trước 10/3

Hòa Bình rà soát các dự án chậm tiến độ trước 10/3

Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình, ngày 1/2 vừa qua, UBND tỉnh này đã ban hành công văn về việc đề xuất chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng trên địa bàn.

Đọc tiếp →

Tập đoàn Hòa Bình lỗ hơn 780 tỷ trong năm 2023, ăn mòn 63% vốn chủ sở hữu

Tập đoàn Hòa Bình lỗ hơn 780 tỷ trong năm 2023, ăn mòn 63% vốn chủ sở hữu

Nhờ giảm giá vốn cũng như được hoàn nhập trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 310 tỷ đồng (ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp), công ty vẫn có lãi sau thuế 101 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 1.202 tỷ đồng. 

Đọc tiếp →

Sẽ khởi công xây dựng cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu vào quý 4 năm nay?

Sẽ khởi công xây dựng cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu vào quý 4 năm nay?

Theo đó,  Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Sơn La dài khoảng 32,3km; điểm đầu tại Km53+00 thuộc địa phận xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La và điểm cuối tại Km85+300, giao với Quốc lộ 43 thuộc địa phận xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Đọc tiếp →