Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa

Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An hưởng cơ chế đặc thù

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 13/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển 4 tỉnh, thành phố.

Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An hưởng cơ chế đặc thù  - Ảnh 1.

(Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 13/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển 4 tỉnh, thành phố.

Kết quả là Hải Phòng đã được 442/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,58%; Nghệ An 430/467 đại biểu biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,17%; Thanh Hóa 414/462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 82,97%; Thừa Thiên Huế 436/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,37%.

Báo cáo, tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng thí điểm cho các tỉnh, thành trên đều đã được các Nghị quyết của Bộ Chính trị quán triệt.

Các tỉnh, thành được lựa chọn là các địa phương có đặc thù về địa lý, dân số, lịch sử, văn hóa và tiềm năng phát triển kinh tế. Thanh Hóa, Nghệ An là các tỉnh có diện tích đất rộng, dân số đông, có tiềm năng nhưng chưa có cơ chế bứt phá. Thừa Thiên Huế là cố đô có bề dày lịch sử, đặc thù văn hóa song năng lực tài chính rất hạn chế. Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, một trong những đầu tàu kinh tế nhưng với cơ chế chỉ như các tỉnh, thành khác thì sẽ khó phát huy thế mạnh, nhất là kinh tế biển.

Có ý kiến đề nghị Chính phủ tổng kết toàn diện kết quả thực hiện đối với các địa phương hiện đang thực hiện trước khi ban hành Nghị quyết; cần có Nghị quyết đặc thù cho từng vùng, miền, ưu đãi cho miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; đề nghị đánh giá tác động của chính sách đối với thu ngân sách. Có ý kiến đề nghị hạ mức trần dư nợ, tránh ảnh hưởng địa phương khác.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc quy định mức trần dư nợ vay đối với các địa phương là nhằm tạo dư địa cho các địa phương chủ động huy động nguồn lực, trên cơ sở tổng kết sẽ xác định mức phù hợp.

Mặt khác, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, căn cứ nhu cầu huy động, dự kiến khả năng thu, khả năng hấp thụ vốn, khả năng trả nợ của từng địa phương, hằng năm Quốc hội quyết định mức vay cho từng địa phương, bảo đảm điều tiết hợp lý, công bằng. Như vậy, việc áp dụng cơ chế này không ảnh hưởng đến dư địa vay của các địa phương khác. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép giữ như quy định tại Dự thảo Nghị quyết.

Chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Theo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua, thành phố Hải Phòng được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đặc biệt ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí quy định tại điểm a khoản này để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và các nhiệm vụ chi khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố.

Về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý, Nghị quyết quyết nghị, thành phố thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

Sau khi ngân sách thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, Hội đồng nhân dân thành phố được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc với mức không quá 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo.

Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố quy định.

Cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế

Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết được Quốc hội quyết nghị, tỉnh Thừa Thiên Huế được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho Tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách Tỉnh được hưởng theo phân cấp.

Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu), nhưng không vượt quá tổng số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu so với thực hiện thu năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của địa phương.

Ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ chi phí liên quan đến việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế (trừ cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một cơ chế đặc thù được Quốc hội thông qua là cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ Quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên- Huế trực tiếp quản lý.

Quỹ bảo tồn di sản Huế được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.

Không sử dụng ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế để hỗ trợ Quỹ. Nguồn thu của Quỹ chỉ dùng để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.

Vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

Nghị quyết được Quốc hội thông qua cho phép tỉnh Thanh Hóa được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.

Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An hưởng cơ chế đặc thù  - Ảnh 2.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN).

Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Ngân sách tỉnh Thanh Hóa được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ chi phí liên quan đến việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa.

Tỉnh Nghệ An được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đáng chú ý, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Nghệ An không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu), nhưng không vượt quá tổng số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu so với số thu thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của địa phương.

Điểm nhấn đặc thù là trong quản lý rừng, đất đai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên trở lên của tỉnh Nghệ An và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha; đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha; đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Trong vấn đề quản lý quy hoạch, Nghị quyết quyết nghị, trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện…

Theo TTXVN


Tin liên quan

Thanh Hóa sắp có thêm 2 khu công nghiệp công nghệ cao rộng 700 ha, quy mô lao động hơn 45.000

Thanh Hóa sắp có thêm 2 khu công nghiệp công nghệ cao rộng 700 ha, quy mô lao động hơn 45.000

UBND tỉnh cho biết nhu cầu tái định cư cho dự án khoảng 80 hộ, ước tính cần quỹ đất tái định cư khoảng 4 ha. Cụ thể, vị trí khu tái định cư cho dân cư thôn Đặng Đổi, xã Trường Minh thuộc lô đất ở mới, phía trước UBND xã Trường Minh), với diện tích khoảng 3ha. Vị trí khu tái định cư cho dân cư thôn Thái Lai, xã Thăng Bình nằm xen cư vào khu dân cư hiện trạng trong thôn (Đường xuống nhà văn hoá Lai Phục), với diện tích khoảng 1ha.

Đọc tiếp →

Thanh Hóa sẽ có thêm khu công nghiệp 350 ha

Thanh Hóa sẽ có thêm khu công nghiệp 350 ha

Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa.

Đọc tiếp →

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng

Theo chương trình, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, Mã: DIG) tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào lúc 14h ngày 26/4. Tính đến 14h43, ban kiểm tra tư cách cổ đông cho biết đại hội chưa đủ tỷ lệ để tiến hành họp theo quy định, đề nghị cổ đông chờ thêm đến 15h. Trong trường hợp vẫn không đủ điều kiện tiến hành, ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIG, chia sẻ thêm với cổ đông một số thông tin quan trọng.

Đọc tiếp →

Công bố kiểm toán 18 đơn vị tại tỉnh Thanh Hóa

Công bố kiểm toán 18 đơn vị tại tỉnh Thanh Hóa

Ngày 18/3, tại Thanh Hoá, Kiểm toán Nhà nước đã công bố Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước về kiểm toán Chuyên đề việc điều tiết, quản lý, sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo Nghị quyết HĐND tỉnh Thanh Hóa và Chuyên đề việc quản lý và cho thuê đất công ích giai đoạn 2022-2023 tại tỉnh Thanh Hóa.

Đọc tiếp →

Hàng loạt dự án 'đất vàng' bỏ hoang ở TP Thanh Hóa

Hàng loạt dự án 'đất vàng' bỏ hoang ở TP Thanh Hóa

Khu vực này trước đây là đất ruộng song hiện bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm do không còn hệ thống thủy lợi. Một số vị trí được người dân tận dụng trồng rau màu, số khác được sử dụng làm bãi tập kết vật liệu xây dựng, bãi đậu xe tự phát.

Đọc tiếp →

Doanh nghiệp hơn 1 tuổi “nhòm ngó” dự án nhà ở 2.600 tỷ tại Thanh Hóa

Doanh nghiệp hơn 1 tuổi “nhòm ngó” dự án nhà ở 2.600 tỷ tại Thanh Hóa

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa vừa thông báo kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư Tân Thịnh Thanh Hóa. Theo đó, nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án là Công ty TNHH HTV T PLUS (địa chỉ tại phường Quảng Thành, TP. Thanh Hóa).

Đọc tiếp →

Tuyến đại lộ từ TP Thanh Hóa đi Sầm Sơn được mở rộng lên 70 m

Tuyến đại lộ từ TP Thanh Hóa đi Sầm Sơn được mở rộng lên 70 m

Ngày 27/1, UBND TP Sầm Sơn khởi công dự án đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn hai, bắt đầu từ phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa đến phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn. Trong đó đoạn qua Sầm Sơn dài 5,8 km, đoạn qua TP Thanh Hóa dài 11,4 km. Cùng với quốc lộ 47, đây là tuyến giao thông huyết mạch thứ hai cho xe ra vào thành phố biển Sầm Sơn hiện nay.

Đọc tiếp →

Chuyển động mới tại khu đô thị Nam sông Mã 4.300 tỷ ở Thanh Hóa

Chuyển động mới tại khu đô thị Nam sông Mã 4.300 tỷ ở Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa giao Sở Xây dựng cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của liên danh CTCP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung - CTCP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam - CTCP Xây dựng Phát triển Hòa Bình về việc thực hiện Khu đô thị mới dọc đại lộ Nam sông Mã. Trước đó, vào tháng 10 và tháng 12/2023, liên danh trên đã có các công văn về việc thực hiện dự án này. 

Đọc tiếp →

Dự án 2.300 tỷ của FLC ở Thanh Hóa dang dở, xin sửa kênh mương để làm nông

Dự án 2.300 tỷ của FLC ở Thanh Hóa dang dở, xin sửa kênh mương để làm nông

Khu công nghiệp Hoàng Long mở rộng được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt quy hoạch và thông báo dừng sản xuất từ năm 2015 để tổ chức kiểm kê, thu hồi, chi trả giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa tiến hành thu hồi, chi trả giải phóng mặt bằng theo quy định.

Đọc tiếp →

BĐS Thanh Hóa: Hé lộ dự án sẽ chiếm trọn “điểm sáng” 2024

BĐS Thanh Hóa: Hé lộ dự án sẽ chiếm trọn “điểm sáng” 2024

Những sản phẩm "bền vững" với vị trí tốt, pháp lý chuẩn, chính sách bán hàng đặc biệt, tiêu chuẩn hoàn thiện cao cấp và đặc biệt là sẵn sàng bàn giao nhà ở ngay sẽ lọt vào tầm ngắm của người mua nhà và giới đầu tư.

Đọc tiếp →

Thanh Hóa thu hồi dự án gần 300 ha của FLC

Thanh Hóa thu hồi dự án gần 300 ha của FLC

Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hoá nhận được công văn của BQL Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp về việc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực pháp lý văn bản chấp thuận chủ trương, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Hoàng Long do CTCP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Đọc tiếp →

Taseco Land muốn vay tối đa 950 tỷ đồng đầu tư khu nhà ở tại Thanh Hóa

Taseco Land muốn vay tối đa 950 tỷ đồng đầu tư khu nhà ở tại Thanh Hóa

Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) vừa thông qua phương án vay vốn với giá trị tối đa 950 tỷ đồng, nhằm tài trợ chi phí thực hiện dự án Khu nhà ở thuộc khu tái định cư xã Hải Yến, phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 

Đọc tiếp →

Bất động sản Thanh Hóa vẫn “trượt dài” trong ảm đạm, đất cắt lỗ 30% vẫn ế

Bất động sản Thanh Hóa vẫn “trượt dài” trong ảm đạm, đất cắt lỗ 30% vẫn ế

Hơn 2 năm trước, Thanh Hoá từng là điểm nóng trên thị trường bất động sản khi giá đất tăng biến động mạnh. Thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam từng chỉ ra rằng, chỉ trong ngắn hạn, từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, giá đất nền nhiều khu vực ở Thanh Hoá tăng trung bình 40-60%. Nhà đầu tư khắp nơi đổ về đây mua đất. Cơn sốt cục bộ đã khiến nhiều mảnh đất sang tay nhanh chóng với mức giá chênh từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng.

Đọc tiếp →

Thanh Hóa có thêm cụm công nghiệp gần 40 ha ở Hậu Lộc

Thanh Hóa có thêm cụm công nghiệp gần 40 ha ở Hậu Lộc

Phía Đông dự án tiếp giáp khu dân cư, hành lang đường liên xã, đất sản xuất nông nghiệp; phía Tây giáp hành lang Quốc lộ 10; phía Nam giáp hành lang đường giao thông liên xã; phía Bắc giáo dân cư và đất sản xuất nông nghiệp.

Đọc tiếp →

Thanh Hóa muốn làm khoảng 13.800 căn NOXH đến 2030

Thanh Hóa muốn làm khoảng 13.800 căn NOXH đến 2030

Theo đó, đến năm 2030 Thanh Hoá đặt mục tiêu hoàn thành ít nhất 13.787 căn hộ trên toàn tỉnh. Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 6.287 căn; giai đoạn 2026 - 2030 hoàn thành khoảng 7.500 căn.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đường sẽ mở ở thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nưa là một thị trấn nằm ở cực nam của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thị trấn Nưa có diện tích 21,20 km², dân số tính đến năm 2018 là 9.638 người với mật độ dân số đạt 455 người/km². Trên địa bàn thị trấn có sông Lãng Giang chạy dọc qua ở phía đông bắc.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đường sẽ mở ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Vân Sơn là một xã nằm về phía đông nam của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trên địa bàn xã Vân Sơn có sông Lãng Giang chảy dọc qua ở phía đông và hồ Hương Sơn nằm ở phía tây nam của xã. Về địa giới hành chính, phía đông của xã Vân Sơn giáp xã Nông Trường; phía nam giáp xã Thái Hòa; phía tây giáp huyện Như Thanh; phía bắc giáp xã An Nông.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đường sẽ mở ở xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Thái Hòa là một xã nằm về phía đông nam của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trên địa bàn xã Thái Hòa có sông Lãng Giang chạy dọc qua về phía đông. Về địa giới hành chính, phía đông của xã Thái Hòa giáp xã Khuyến Nông; phía nam giáp xã Tân Ninh; phía tây giáp huyện Như Thanh; phía bắc giáp xã Văn Sơn.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đường sẽ mở ở xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Tiến Nông là một xã nằm về phía đông của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Xã có sông Hoàng Giang chảy qua cạnh phía đông. Về địa giới hành chính, phía đông của xã Tiến Nông giáp huyện Đông Sơn; phía nam giáp xã Khuyến Nông; phía tây giáp xã Nông Trường; phía bắc giáp xã Dân Lý.

Đọc tiếp →

Đường sẽ mở ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đường sẽ mở ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nông Trường là một xã nằm về phía nam của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa 25 km về phía tây. Tính đến năm 2019, xã Nông Trường có diện tích tự nhiên là 542,36 ha, dân số 1.680 hộ với 5.341 khẩu.

Đọc tiếp →