Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Đắk Lắk

Hàng loạt dự án giao thông giao địa phương chậm tiến độ

Thông tin tại cuộc họp trực tuyến kiểm điểm tiến độ, chất lượng, giải ngân các dự án giao cho Sở GTVT các địa phương làm chủ đầu tư của Bộ GTVT mới đây, ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ KH-ĐT, Bộ GTVT) cho biết, năm 2023 Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 94.100 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Chính Phủ).

Thông tin tại cuộc họp trực tuyến kiểm điểm tiến độ, chất lượng, giải ngân các dự án giao cho Sở GTVT các địa phương làm chủ đầu tư của Bộ GTVT mới đây, ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ KH-ĐT, Bộ GTVT) cho biết, năm 2023 Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 94.100 tỷ đồng.

Đến nay, Bộ GTVT giao chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án theo quy định. Trong đó, kế hoạch vốn giao cho các Sở GTVT làm chủ đầu tư (20 dự án/19 Sở GTVT) giá trị khoảng 2.850 tỷ đồng (chiếm 3% tổng số vốn), được chia thành 3 nhóm.

Nhóm 1 gồm 10 dự án do 9 Sở GTVT (Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Kạn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Dương, Phú Yên, Sơn La) quản lý đã hoàn thành xây dựng, chỉ hoàn thiện thủ tục thu hồi ứng trước kế hoạch và thực hiện quyết toán dự án với số vốn giao là hơn 823 tỷ đồng.

Nhóm 2 có 8 dự án do 8 Sở GTVT quản lý (Đồng Tháp, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Bình, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Nam, Ban QLDA Công trình giao thông và NN&PTNT Đắk Lắk) đang thực hiện thi công với số vốn giao 1.561 tỷ đồng.

Nhóm 3 có 2 dự án do 2 Sở GTVT (Hà Tĩnh, Quảng Trị) quản lý đang triển khai công tác thiết kế, chuẩn bị tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công với số vốn giao 466 tỷ đồng.

Đến nay, các Sở GTVT đã giải ngân được gần 885 tỷ đồng (đạt khoảng 31% kế hoạch năm).

5 Sở GTVT chưa giải ngân

Trong đó, các dự án thuộc nhóm 1 đã giải ngân gần 788 tỷ đồng, đạt 95,7%. Tuy nhiên, còn 5/9 Sở GTVT chưa giải ngân được, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Lạng Sơn, Hải Dương, Phú Yên, Sơn La.

Các dự án thuộc nhóm 2 đã giải ngân gần 97 tỷ đồng, đạt 6,2% kế hoạch. Tỉ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của Bộ GTVT và của cả nước.

Trong đó, một số dự án được giao kế hoạch vốn lớn nhưng giải ngân chậm như: Tuyến tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột của Ban QLDA CTGT và NN&PTNT Đắk Lắk được giao 472 tỷ đồng, mới giải ngân 10 tỷ đồng.

Tuyến nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Cầu Giẽ - Ninh Bình của hai Sở GTVT Hưng Yên và Hà Nam được giao hơn 233 tỷ đồng, mới giải ngân 1 tỷ đồng. 

Dự án QL12A của Sở GTVT Quảng Bình được giao 156 tỷ đồng, mới giải ngân hơn 7 tỷ đồng. Tuyến tránh Cao Bằng của Sở GTVT Cao Bằng được giao 78 tỷ đồng, mới giải ngân được 1 tỷ đồng.

Đối với các dự án nhóm 3, các dự án vẫn đang triển khai thiết kế để lựa chọn nhà thầu, khởi công dự án trong quý II/2023. 

Nhiều dự án lớn chậm tiến độ

Trước đó, ông Lê Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng cũng thông tin về việc hiện nay có 30 dự án giao thông với tổng mức đầu tư hơn 20.300 tỷ đồng được giao các Sở GTVT/Ban QLDA tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. 

Đáng chú ý, trong số 18 dự án đang thi công, có tới 10 dự án tiến độ triển khai thi công chậm so với kế hoạch, nhiều dự án không hoàn thành theo đúng kế hoạch trong năm 2022.

Cụ thể, dự án QL.279B do Sở GTVT Điện Biên làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành, song hiện vẫn còn khoảng 550 m chưa được địa phương phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Dự án QL32C đoạn Hiền Lương - TP. Yên Bái do Sở GTVT Yên Bái làm chủ đầu tư bị lỡ kế hoạch do vướng mặt bằng. Tính đến hết năm 2022, sản lượng thi công dự án này mới đạt 81%.  GPMB mới đạt khoảng 74%, phần mặt bằng còn lại chưa được triển khai do chi phí GPMB vượt khoảng 100 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã duyệt.

Lý do vướng mặt bằng cũng khiến dự án QL37 do Sở GTVT Yên Bái làm chủ đầu tư không thể về đích năm 2022, sản lượng thi công dự án đạt khoảng 95%. Theo báo cáo, công tác GPMB mới đạt 93%, phần mặt bằng còn lại chưa được triển khai do chi phí GPMB vượt khoảng 30 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã duyệt.

Đối với dự án QL21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa do Sở GTVT Hà Nam làm chủ đầu tư, thời gian hoàn thành yêu cầu là tháng 12/2022, song do chủ đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ với địa phương xử lý dứt điểm các vướng mắc về GPMB, nhà thầu chưa quyết liệt triển khai thi công dẫn đến bị vỡ kế hoạch về đích.

Nhóm dự án "không thể về đích trong năm 2022"

Đáng chú ý, dự án QL15A do Sở GTVT Nghệ An làm chủ đầu tư nằm trong nhóm dự án không thể về đích năm 2022. Hiện, tuyến chính của dự án này dài hơn 31 km của dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 15,1 km, đang hoàn thiện thủ tục nghiêm thu, đưa vào sử dụng 16,6 km còn lại.

Đối với hạng mục bổ sung tuyến tránh khu di tích lịch sử Truông Bồn (3,16 km), công tác GPMB cơ bản hoàn thành, đang thi công thảm bê tông nhựa lớp trên và hoàn chỉnh hệ thống an toàn giao thông, dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án tháng 6/2023 (chậm so với yêu cầu gần 6 tháng do vướng mặt bằng).

Tiểu dự án 3 - Dự án QL15 đoạn qua tỉnh Thanh Hóa do Sở GTVT Thanh Hóa làm chủ đầu tư, hạn đích ban đầu là trước ngày 31/12/2022 nhưng dự án cũng không hoàn thành theo kế hoạch. Nguyên nhân do chưa chi trả tiền đền bù GPMB các điểm sạt trượt phát sinh do mưa lũ (khoảng 14 tỷ đồng). 

Nguy cơ không hoàn thành trong năm 2023

Đề cập đến các dự án phải hoàn thành năm 2023, lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết hiện nay, tuyến tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột do Ban QLDA tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư đang bị chậm tiến độ.

Dự án gồm 2 gói thầu xây lắp, sản lượng đạt khoảng 20,1%, chậm 40% so với kế hoạch chủ yếu do công tác GPMB chậm kéo dài (chi phí GPMB vượt 331,7 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã duyệt, vướng mặt bằng nút giao QL 26 nên không tiếp cận được công trường), nhà thầu chưa tập trung thi công.

Tiến độ thi công của dự án rất chậm, có nguy cơ không hoàn thành theo kế hoạch. Bộ GTVT đã yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương phối hợp với các cấp chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB; chỉ đạo các nhà thầu tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời tiết thuận lợi tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp, thi công cuốn chiếu, hoàn thành phần nền đường trước tháng 6/2023 (mùa mưa hằng năm), đảm bảo tiến độ hoàn thành.

Tương tự, dự án QL30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, giai đoạn 3 do Sở GTVT Đồng Tháp làm chủ đầu tư cũng đang bị chậm tiến độ. Sản lượng dự án mới đạt hơn 20%, chậm khoảng 0,82% so với kế hoạch. Nguyên nhân do thời gian gia tải, chờ lún kéo dài, công tác di chuyển thiết bị, vận chuyển vật liệu khó khăn, nguồn vật liệu cát khan hiếm. Một số nhà thầu chưa huy động đủ máy móc, thiết bị, tài chính để thi công. 

Bộ GTVT cam kết bố trí đủ vốn

Trước tình hình nhiều dự án do địa phương phụ trách đang "lụt" tiến độ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã khẳng định Bộ GTVT sẽ bố trí đầy đủ nguồn vốn, đáp ứng tiến độ thi công dự án.

"Với tất cả các dự án do Ban QLDA, Sở GTVT các địa phương làm chủ đầu tư có thời gian thi công trong 2 - 3 năm, nếu có thể đẩy được tiến độ, phải tập trung tối đa. Các dự án có thời gian cán đích sau năm 2023 nếu có thể dồn khối lượng công việc, hoàn thành ngay trong năm nay phải cố gắng thực hiện. Bộ GTVT sẽ bố trí đầy đủ nguồn vốn, đáp ứng tiến độ thi công dự án”, Bộ trưởng yêu cầu.

Đề cập đến các dự án giao thông chậm tiến độ, không hoàn thành năm 2022, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh: Điện Biên, Yên Bái, Hà Nam, Nghệ An, Thanh Hóa phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án ngay khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

“Với các dự án hoàn thành năm 2023, Sở GTVT Hưng Yên, Hà Nam, Ban QLDA tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các nhà thầu huy động đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư, vật liệu, … tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, làm “3 ca, 4 kíp”, bố trí đủ mũi thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án; khẩn khương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến GPMB để hoàn thành dự án theo kế hoạch”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề nghị các chủ đầu tư chủ động rà soát các khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã được bố trí năm 2023.

Theo Báo Chính Phủ


Tin liên quan

Lotte muốn đầu tư vào Đắk Lắk

Lotte muốn đầu tư vào Đắk Lắk

Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk, trong quý I, địa phương này thu hút 4 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 192 tỷ đồng. Cùng với đó, có 30 nhà đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư của tỉnh, trong đó gồm 1 nhà đầu tư nước ngoài là CTCP Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam và 29 nhà đầu tư trong nước.

Đọc tiếp →

Thị trường bất động sản Đắk Lắk đã bước qua “vùng đáy”

Thị trường bất động sản Đắk Lắk đã bước qua “vùng đáy”

“Thị trường bất động sản Đắk Lắk trong thời kỳ mới - Thách và cơ hội” là hội thảo do Hiệp hội bất động sản tỉnh Đắk Lắk tổ chức sáng nay (20/4). Đây là hội thảo chuyên ngành lần đầu tiên được tổ chức, sau một thời gian thị trường bất động sản trầm lắng tại tỉnh này.

Đọc tiếp →

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk lên tiếng về gói thầu của Tập đoàn Thuận An

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk lên tiếng về gói thầu của Tập đoàn Thuận An

Ngày 19-4, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết sau khi tiếp nhận văn bản của Bộ Công an, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công.

Đọc tiếp →

Tập đoàn Thuận An và nhiều công trình tai tiếng

Tập đoàn Thuận An và nhiều công trình tai tiếng

Tập đoàn Thuận An là đơn vị mà Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp tài liệu liên quan đến gói thầu họ thực hiện trên địa bàn. Chủ tịch HĐQT tập đoàn này, ông Nguyễn Duy Hưng, cùng nhiều đồng phạm vừa bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ".

Đọc tiếp →

Bộ Công an đề nghị cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk

Bộ Công an đề nghị cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an đã yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến gói thầu mà Cty CP Tập đoàn Thuận An (TAG) tham gia.

Đọc tiếp →

Họp bàn vụ việc một hộ dân ủi đất, nối 2 đầu đường ngàn tỉ để lập trạm thu phí

Họp bàn vụ việc một hộ dân ủi đất, nối 2 đầu đường ngàn tỉ để lập trạm thu phí

Quan điểm là UBND tỉnh là yêu cầu các đơn vị rà soát lại toàn bộ phương án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ cho hộ ông Sùng Seo Lồng. Khi đã thực hiện đầy đủ các bước theo đúng quy định mà hộ dân này không chấp hành thì sẽ cưỡng chế. Bên cạnh đó, sẽ tuyên truyền vận động ông Sùng Seo Lồng không lập trạm thu phí.

Đọc tiếp →

Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán

Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán

Liên quan đến việc Công an huyện Krông Pắc khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can có hành vi bán đất trái phép tại dự án cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, ngày 28/3, đại uý Nguyễn Đức Thắng, Phó Công an huyện Krông Pắc ( Đắk Lắk ) cho biết, đó là hồi chuông cảnh báo.

Đọc tiếp →

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, mặc dù giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 có nhiều cải thiện, tuy nhiên, kết quả thực hiện và giải ngân vẫn chưa đảm bảo kế hoạch đề ra. Do đó, tỉnh yêu cầu các sở, ngành, chính quyền các địa phương và các chủ đầu tư phải tập trung khắc phục những hạn chế trong thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Đọc tiếp →

Hình hài cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang xây dựng qua Đắk Lắk

Hình hài cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang xây dựng qua Đắk Lắk

Đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5 km, qua địa bàn hai tỉnh Khánh Hòa với chiều dài 32,7 km và tỉnh Đắk Lắk với chiều dài 84,8 km. Tuyến cao tốc này chính thức được khởi công hồi 30/6/2023. Tính đến nay, tuyến cao tốc này đã khởi công hơn 7 tháng.

Đọc tiếp →

Đắk Lắk mở rộng địa giới hành chính TP.Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ sẽ là đô thị trung tâm kinh tế

Đắk Lắk mở rộng địa giới hành chính TP.Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ sẽ là đô thị trung tâm kinh tế

Với tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đắk Lắk xác định mục tiêu quy mô kinh tế vươn lên đứng trong nhóm 25 tỉnh phát triển thịnh vượng đứng đầu cả nước. Phát triển xứng tầm các chức năng ở nhiều cấp độ vùng Tây Nguyên, quốc gia, quốc tế. TP. Buôn Ma Thuột là "Thành phố cà phê thế giới", trung tâm đô thị vùng, trung tâm văn hóa, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ nông nghiệp quốc tế.

Đọc tiếp →

Khu chợ tiền tỷ chỉ duy nhất 1 tiểu thương buôn bán

Khu chợ tiền tỷ chỉ duy nhất 1 tiểu thương buôn bán

Đầu tháng 11, nhiều tiểu thương kinh doanh tại chợ Pơng Đrang ở huyện Krông Búk gửi đơn kêu cứu đến UBND tỉnh Đắk Lắk. Các tiểu thương cho biết, họ đã chi nhiều tiền thuê quầy sạp trong khu chợ mới nhưng kinh doanh ế ẩm, không cạnh tranh được với những khu chợ tự phát, chợ cũ xung quanh.

Đọc tiếp →

Lâm Đồng gia hạn thời gian hoàn thành hai tuyến đường kết nối Đắk Lắk - Lâm Đồng thêm 1 năm

Lâm Đồng gia hạn thời gian hoàn thành hai tuyến đường kết nối Đắk Lắk - Lâm Đồng thêm 1 năm

UBND tỉnh giao Ban Quản lý Dự án Giao thông tỉnh hoàn tất hồ sơ, thủ tục có liên uan trình thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh thời gian đầu tư dự án theo quy định; lập kế hoạch, giải pháp cụ thể để tập trung triển khai đôn đốc nhà thầu thực hiện đảm bảo đúng tiến độ đã được điều chỉnh.

Đọc tiếp →

Đắk Lắk đưa vào sử dụng tuyến đường đông - tây TP Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk đưa vào sử dụng tuyến đường đông - tây TP Buôn Ma Thuột

Thông tin từ Báo Đắk Lắk, đường Đông - Tây TP Buôn Ma Thuột được khởi công xây dựng vào cuối tháng 9/2015, chiều dài 6,9 km, điểm đầu đoạn vòng xoay Lê Duẩn - Đinh Tiên Hoàng, điểm cuối tại nút giao giữa quốc lộ 27 với đường Đam San vào Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột.

Đọc tiếp →

10 dự án ở Đắk Lắk giải ngân cực thấp

10 dự án ở Đắk Lắk giải ngân cực thấp

Nhiều dự án đạt tỷ lệ giải ngân rất thấp gồm: Dự án xây dựng hạ tầng chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến 2030. Kế hoạch vốn năm nay cho dự án này 100 tỷ đồng nhưng chỉ mới giải ngân được hơn 1 tỷ đồng (tỷ lệ 1%);

Đọc tiếp →

Hết thời đất nóng ở Tây Nguyên

Hết thời đất nóng ở Tây Nguyên

‏Báo cáo của VARS ghi nhận lượng giao dịch bất động sản ở địa phương này đã quay trở lại thị trường nhưng vẫn giảm hơn 70% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là giao dịch cắt lỗ, khoảng 30% so với thời kỳ đỉnh sốt.‏

Đọc tiếp →

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành trung tâm logistics vùng Tây Nguyên

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành trung tâm logistics vùng Tây Nguyên

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hình thành, đầu tư Trung tâm logistics, công nghiệp công nghệ cao gắn với nghiên cứu sinh học và công nghệ chế biến nông lâm sản trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, phát huy các điểm tập kết trung chuyển hàng hóa, phát triển các loại hình dịch vụ (cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu) và các khu dịch vụ chức năng khác. Phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đọc tiếp →

Thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột

Thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột

Cụ thể, thí điểm phân cấp cho UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Buôn Ma Thuột, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột (điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung) trên cơ sở các đồ án quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đọc tiếp →

Đắk Lắk muốn mở rộng quốc lộ 27

Đắk Lắk muốn mở rộng quốc lộ 27

Thei đó, cử tri tỉnh Đắk Lắk gồm dự án cầu 110 tại xã Ea H’Leo, được đầu tư xây dựng từ năm 2018 và đã đạt hơn 80% khối lượng công việc. Nhưng từ đó đến nay đã dừng thi công, làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân gần khu vực cầu, có nguy cơ mất an toàn giao thông, gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Đề nghị quan tâm xem xét để tiếp tục thi công hoàn thiện cầu 110.

Đọc tiếp →

Sẽ đầu tư thêm hai cao tốc qua Đắk Lắk trước năm 2030

Sẽ đầu tư thêm hai cao tốc qua Đắk Lắk trước năm 2030

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT, Bộ GTVT vừa qua đã có văn bản trả lời cửu tri tỉnh Đắk Lắk về kiến nghị quan tâm đầu tư cao tốc Pleiku (Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk); Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa (Đắk Nông); Phú Yên - Đắk Lắk; Liên Khương (Lâm Đồng) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk); Đầu tư xây dựng 4 dự án kết nối giữa tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên; nâng cấp, mở rộng đường nối Quốc lộ 26 - Quốc lộ 14 - Tỉnh lộ 8 - Tỉnh lộ 5 - Tỉnh lộ 1; đường giao thông đoạn kết nối điểm cuối cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột với Đại lộ Đông - Tây, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Đọc tiếp →

Chủ dự án Ecocity Premia tại Đắk Lắk kinh doanh thế nào trong nửa đầu năm nay?

Chủ dự án Ecocity Premia tại Đắk Lắk kinh doanh thế nào trong nửa đầu năm nay?

Theo đó, kỳ này, công ty thu được hơn 5,15 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi kỳ trước là hơn 1,33 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty tính đến ngày 30/6 cũng tăng 7,6% lên gần 424 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 1,22%, tăng so với con số 0,34% kỳ trước. 

Đọc tiếp →