Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

Chủ tịch Quảng Ninh: 'Ngân sách bỏ ra 1 đồng chúng tôi thu về 8-9 đồng, cao tốc và sân bay giúp tỉnh 7 năm liền tăng trưởng hai con số'

Mới đây, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm “Huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng hàng không”. Tại buổi toạ đàm, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đã chia sẻ những bài học thành công của Quảng Ninh nhờ đầu tư mạnh tay cho hạ tầng. 

Mới đây, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm “Huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng hàng không”. Tại buổi toạ đàm, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đã chia sẻ những bài học thành công của Quảng Ninh nhờ đầu tư mạnh tay cho hạ tầng. 

 Tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

Lấy cao tốc và sân bay làm bệ phóng

Câu chuyện thành công của Quảng Ninh đến từ việc đổi mới phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", sớm định hướng đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông với quan điểm giao thông phải đi trước 1 bước, phải đổi mới phương thức huy động và khơi thông các nguồn lực.

"Chúng tôi đã tư duy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư. Chúng tôi tiếp cận chủ trương và kiên trì thực hiện tái cơ cấu đầu tư công và lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư. Trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã thành công trong lĩnh vực này.

Trung bình 1 đồng ngân sách bỏ ra thì chúng tôi thu hút được 8-9 đồng ngoài ngân sách đầu tư cho tỉnh Quảng Ninh.

Nhờ đó, giai đoạn 2014 cho đến nay, chúng tôi đã huy động được trên 140.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển hạ tầng. Trong đó, hạ tầng giao thông trên địa bàn Quảng Ninh theo phương thức đối tác công - tư đã huy động được 45.000 tỷ đồng.

Đến nay, hạ tầng giao thông của Quảng Ninh đã từng bước được đầu tư đồng bộ và hiện đại. Cụ thể, chúng tôi đã hoàn thành được 180 km đường cao tốc chạy suốt chiều dài của tỉnh.

Chúng tôi cũng đã đầu tư thành công Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai. Cùng với đó là hạ hầng giao thông kết nối liên vùng đến tất cả các địa phương ở trong khu vực.

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để phát triển tỉnh Quảng Ninh nhanh chóng. Trong 7 năm liên tiếp, chúng tôi đạt được tăng trưởng GRDP hai con số.

Giai đoạn diễn ra dịch Covid-19 vào 2021 - 2022, chúng tôi đạt tăng trưởng khoảng 10,25%. Tổng mức đầu tư từ năm 2021 đến nay thu hút được khoảng 430.000 tỷ đồng, FDI thu hút được 3,61 tỷ USD, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ", ông Huy chia sẻ.

Bài học sân bay Vân Đồn

Nói thêm về tầm quan trọng của sân bay, ông Huy cho biết cảng hàng không dân dụng là 1 công trình động lực mà Quảng Ninh xác định phải đầu tư.

Đây cũng là cảng hàng không đầu tiên mà Chính phủ giao cho Quảng Ninh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện, và cũng là cảng hàng không đầu tiên thực hiện theo hình thức BOT.

Theo quy hoạch, đây là cảng hàng không quốc tế với chiều dài cất cánh 3.600 m, công suất thiết kế đến năm 2030 là 2,5 triệu lượt khách và sau 2030 là 5 triệu lượt khách.

Sân bay Vân Đồn khởi công vào năm 2015, đi vào hoạt động từ năm 2018. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh).

"Chúng tôi đã khởi công xây dựng công trình này từ năm 2015 và khánh thành đưa vào hoạt động vào ngày 3/12/2018. Đây là cảng hàng không mà tôi cho rằng đã thành công. Tất cả hành khách đi qua cảng hàng không này đều cảm thấy tiện nghi, mang dáng dấp riêng có của 1 cảng hàng không bên bờ vịnh Hạ Long.

Từ khi đưa vào khai thác và sử dụng, cảng hành không đã phát huy được vai trò và đặc biệt trong giai đoạn diễn ra dịch Covid-19. Hiện nay chúng tôi đã đón được trên 5.000 chuyến bay, trong đó xấp xỉ 4.500 chuyến bay quốc tế, với lượng du khách đạt được là trên 610.000, trong đó có 80.000 khách quốc tế.

Quá trình xây dựng Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Vì đây là cảng hành không đầu tiên giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương cấp tỉnh và hình thức đầu tiên là BOT nên nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách pháp luật chưa từng có tiền lệ.

Tuy nhiên, cứ đi là đến, chúng tôi cũng đã mày mò và thành công. Thời điểm đó, chúng tôi quyết định thành lập Ban Chỉ đạo để xây dựng cảng hành không này, mời đồng chí Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải tham gia Ban Chỉ đạo, cùng với đồng chí lãnh đạo cục, vụ, viện của Bộ GTVT.  

Thứ hai, phương pháp tổ chức đầu tư, cải cách hành chính là một trong ba khâu đột phá chiến lược cũng cần cải tiến để quyết tâm lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết đầu tư cảng hàng không này.

TIN LIÊN QUAN

Đón quy hoạch sân bay và cao tốc, BĐS Bình Thuận có tái hiện kịch bản tăng trưởng như Quảng Ninh? 29/09/2021 - 06:51

Theo đó, chúng tôi cũng thành lập 1 ban hỗ trợ đầu tư của tỉnh. Chúng tôi quyết tâm cải cách hành chính một cách nhanh nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ nhà đầu tư trong các thủ tục pháp lý cũng như thủ tục hành chính.

Thứ ba, chúng tôi quyết liệt trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu quyết định để hỗ trợ nhà đầu tư một cách nhanh nhất, tiết kiệm nhất các chi phí đầu tư. 

Ngoài chính quyền các cấp, chúng tôi huy động các đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cho đến các phân khu để đẩy nhanh tiến độ này. Thực tế Quảng Ninh đã rất thành công trong công tác giải phóng mặt bằng nhanh nhất và hiệu quả nhất", theo Chủ tịch Quảng Ninh.

"Doanh nghiệp vào mà thủ tục trói chân trói tay, người ta cố 1-2 năm là nản"

Từ bài học của Quảng Ninh, TS. Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng tầm nhìn của người lãnh đạo là rất quan trọng.

Từ kinh nghiệm của Quảng Ninh, có thể giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng nếu thu hút được đầu tư của tư nhân bởi một đồng ngân sách thu hút 8-9 đồng của xã hội.

"Nếu như thế, chúng ta xây dựng 1 km đường cao tốc bằng ngân sách thì chúng ta thu hút được xã hội đầu tư xây được 8-9 km nữa. Nếu nói về nguồn lực, sức mạnh tài chính thì nhân lên đến 8-9 lần nếu chúng ta thực hiện xã hội hóa thành công. Kinh nghiệm rất là rõ.

Kinh nghiệm nữa là cải cách hành chính. Doanh nghiệp vào mà thủ tục trói chân trói tay, người ta cố 1-2 năm là nản. Thứ ba nữa, các địa phương cũng rút ra nhưng làm như Quảng Ninh không phải dễ, đó là giải phóng mặt bằng nhanh, điều này rất quan trọng.

Có khi công trình rẻ, không đội vốn, đội giá gì nhưng kéo từ năm này qua năm khác sẽ đội lên rất nhiều. Nhiều khi hiệu quả công trình tiết kiệm nằm ở thời gian rút ngắn giải phóng mặt bằng", ông Dũng nhìn nhận.

BĐS Quảng Ninh đã thay đổi ra sao sau khi có sân bay, cao tốc?

Vào năm 2016, giá đất khu vực sân bay Vân Đồn, đất thổ cư, tái định cư có giá 350 triệu - 500 triệu đồng/lô 300 m2 (khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/m2).

Năm 2021, giá đất khu vực này khoảng 17 - 18 triệu đồng/m2, như vậy tăng trưởng khoảng 800% trong 6 năm, tức 130%/năm.

Đối với những khu đô thị cũ bám biển ở Vân Đồn, giai đoạn 2016 - 2017, giá đất dao động 8 - 10 triệu đồng/m2. Đến giai đoạn 2018 - 2021, khi có những tín hiệu về đặc khu kinh tế, đường cao tốc, giá tăng lên 27 - 35 triệu đồng/m2, gấp khoảng ba lần. 

Ở vùng lõi của Quảng Ninh là khu vực Hòn Gai, TP Hạ Long, giá đất liền kề, biệt thự vào năm 2016 rơi vào khoảng 80 - 120 triệu đồng/m2. Từ 2017 đến nay đã tăng lên 230 - 250 triệu đồng/m2; những biệt thự 300 - 500 m2 tăng trưởng 80 - 160 triệu đồng/m2. Như vậy, thị trường Hạ Long đã tăng trưởng 2 - 2,5 lần trong 4 năm.

Tựu trung lại thị trường Quảng Ninh sau khi hoàn thành cao tốc, sân bay, những khu vực dưới 10 triệu đồng/m2 đã tăng giá khoảng 2 - 3 lần; một số khu vực cụ thể có đất rộng, rẻ tăng trưởng gấp 10 - 12 lần.

Theo Dòng Vốn Kinh Doanh


Tin liên quan

Quảng Ninh thu hồi chủ trương nghiên cứu quy hoạch 7 dự án tại Vân Đồn

Quảng Ninh thu hồi chủ trương nghiên cứu quy hoạch 7 dự án tại Vân Đồn

Các dự án Khu phức hợp thương mại cao cấp Bán đảo Cổng Chào, thị trấn Cái Rồng; Khu cảng và đô thị phía Bắc đảo Cái Bầu; Khu đô thị tại xã Minh Châu; Dự án sân golf, khu du lịch sinh thái tại đảo Minh Châu - Quan Lạn và cuối cùng là Tổ hợp công nghệ cao, thương mại tự do và Khu đô thị thông minh Vân Đồn.

Đọc tiếp →

Quảng Ninh duyệt quy hoạch khu vực xây casino, sân golf tại KKT Vân Đồn

Quảng Ninh duyệt quy hoạch khu vực xây casino, sân golf tại KKT Vân Đồn

Theo đó, phạm vi nghiên cứu quy hoạch thuộc xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn với diện tích hơn 4.300 ha. Ranh giới phía Bắc, Nam, Đông giáp khu vực Biển Đông; phía Tây giáp khu vực Cái Rồng, khu vực Bắc Cái Bầu và khu vực đồi núi đảo Cái Bầu.

Đọc tiếp →

Hoàn thiện hồ sơ khu nghỉ dưỡng hơn hai tỉ USD tại Vân Đồn, Quảng Ninh trước 15/9

Hoàn thiện hồ sơ khu nghỉ dưỡng hơn hai tỉ USD tại Vân Đồn, Quảng Ninh trước 15/9

Theo đó, về đề xuất thành lập khu kinh tế ven biển Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) khẩn trương tổng hợp ý kiến các bộ, cơ quan hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 20/9.

Đọc tiếp →

Quảng Ninh đẩy tiến độ GPMB Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

Quảng Ninh đẩy tiến độ GPMB Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

Trong năm 2020, tổng kế hoạch vốn chi đầu tư phát triển của Quảng Ninh là trên 16.185 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương trên 1.030 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 7.251 tỉ đồng, còn lại là ngân sách huyện, xã.

Đọc tiếp →