Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Hồ Chí Minh

Điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM: Hướng đến đô thị toàn cầu

Mặt khác, bối cảnh phát triển đô thị thời điểm hình thành bản quy hoạch chung vào năm 2010 so với hiện nay đã có nhiều thay đổi. Tại thời điểm bấy giờ, TP HCM phát triển đô thị theo mô hình tập trung đa cực với nguồn lực đầu tư hạ tầng liên kết vùng còn hạn chế chưa phát huy được thế mạnh phát triển vùng, chưa hình thành cơ hội phát triển các dự án đột phá tại khu vực ven Thành phố. Do đó, các quận nội thành tập trung phát triển đô thị, trong khi các huyện ngoại thành như: Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ vẫn là mảng xanh và chưa có sự đầu tư phát triển dựa vào thế mạnh của địa phương trong mối quan hệ phát triển vùng.

Mục tiêu trọng tâm là đưa TPHCM trở thành một Thành phố toàn cầu với tính cạnh tranh cao, phát triển không gian đô thị đồng bộ, hài hòa và bảo tồn các giá trị truyền thống. (Ảnh: VGP).

Cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch

Sau hơn 10 năm thực hiện đồ án quy hoạch chung, TP HCM đã có những bước phát triển vượt bậc về nhiều mặt. Tuy nhiên, quy hoạch chung của Thành phố cũng đã bộc lộ nhiều bất cập so với thực tiễn.

Ví dụ như bất cập về khả năng hiện thực hóa quy hoạch sử dụng đất, bao gồm quỹ đất công hoặc khả năng đền bù giải tỏa tạo quỹ đất xây dựng công viên, trường học, không gian công cộng,…

Mặt khác, bối cảnh phát triển đô thị thời điểm hình thành bản quy hoạch chung vào năm 2010 so với hiện nay đã có nhiều thay đổi. Tại thời điểm bấy giờ, TP HCM phát triển đô thị theo mô hình tập trung đa cực với nguồn lực đầu tư hạ tầng liên kết vùng còn hạn chế chưa phát huy được thế mạnh phát triển vùng, chưa hình thành cơ hội phát triển các dự án đột phá tại khu vực ven Thành phố. Do đó, các quận nội thành tập trung phát triển đô thị, trong khi các huyện ngoại thành như: Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ vẫn là mảng xanh và chưa có sự đầu tư phát triển dựa vào thế mạnh của địa phương trong mối quan hệ phát triển vùng.

Thực tế cho thấy, bên cạnh tiềm năng quỹ đất phát triển mới là nhu cầu khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hệ thống thoát nước, trường học… chưa được đầu tư tương xứng.

Việc điều chỉnh quy hoạch chung của TP HCM là vấn đề cấp thiết để Thành phố phát triển, khắc phục những tồn tại. Người dân đang kỳ vọng vào đồ án quy hoạch lần này với những vấn đề đặt ra như: Ùn tắc giao thông; xử lý ngập úng; vấn đề môi trường; thiếu mảng xanh; thiếu nhà ở… Nhiều người cũng quan tâm Thành phố sẽ làm gì để đưa những nội dung trong quy hoạch vào thực tiễn, hạn chế thấp nhất tình trạng quy hoạch "treo" hay cài cắm lợi ích nhóm sau mỗi lần điều chỉnh quy hoạch.

Đô thị đa trung tâm

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060 (Đồ án quy hoạch) đã và đang được lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý và người dân Thành phố. Đồ án quy hoạch lần này nhận được sự quan tâm rất lớn của các giới, các tầng lớp nhân dân bởi nó sẽ đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi và phát triển của TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của Đồ án quy hoạch lần này, lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức nghiên cứu, xây dựng Đồ án quy hoạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra và quan trọng hơn là đáp ứng mong muốn của người dân Thành phố, với mục tiêu xây dựng Thành phố phát triển xanh, phát triển bền vững; là trung tâm kinh tế, tài chính và dịch vụ của châu Á; hướng tới TP HCM là đô thị toàn cầu.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060 được yêu cầu phải khẳng định rõ vị trí, vai trò của TPHCM ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước cũng như đầu mối đại diện của Việt Nam trong khu vực và thế giới. (Ảnh: Ngọc Tấn).

Theo Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, phải khẳng định rõ vị trí, vai trò của TP HCM ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước cũng như đầu mối đại diện của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Nó không chỉ là kết nối về giao thông, logistics mà cần được khẳng định bằng sức mạnh mềm; phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và vai trò trung tâm kinh tế vùng, kiến tạo những không gian mới, những động lực mới và đề xuất những cơ chế chính sách, cách làm để quy hoạch thực sự khả thi.

Trong Đồ án quy hoạch lần này, khung phát triển đô thị được định hình rất rõ với việc mở rộng cấu trúc đô thị, hình thành các thành phố trong thành phố, cân bằng giữa phát triển và bảo tồn thiên nhiên. Theo đó, Thành phố sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm, với 5 vùng: Vùng đô thị trung tâm (gồm 15 quận), có diện tích gần 17.600 ha, dân số từ 5 - 6 triệu người; theo quy hoạch đây là đô thị hành chính, đối ngoại, thương mại, dịch vụ, văn hóa lịch sử, kinh tế tri thức,…

Vùng đô thị phía đông (TP Thủ Đức) có diện tích 21.159 ha, dân số từ 2,3 - 3 triệu người; theo quy hoạch đây là đô thị sáng tạo, giáo dục - đào tạo, công nghệ cao, trung tâm tài chính.

Vùng đô thị phía bắc (huyện Hóc Môn và Củ Chi), diện tích gần 58.000 ha, dân số 3,3 - 5,2 triệu người; theo quy hoạch đây là đô thị dịch vụ, công nghiệp sinh thái,… Trung tâm đô thị phía bắc nằm tại khu vực giao giữa vành đai 3 TP HCM và Quốc lộ 22 đến cao tốc TPHCM - Mộc Bài.

Vùng đô thị phía tây (huyện Bình Chánh), diện tích gần 22.800 ha, dân số từ 2 - 2,8 triệu người; theo quy hoạch đây là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược,… Trung tâm đô thị đặt tại khu vực Tân Kiên.

Vùng đô thị phía nam (quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ), diện tích hơn 89.000 ha, dân số 3 - 4,2 triệu người; theo quy hoạch đây là đô thị công nghệ cao, thương mại dịch vụ, triển lãm, trung tâm kinh tế biển,… Khu vực Phú Mỹ Hưng (quận 7) sẽ được mở rộng về phía nam để trở thành trung tâm của cả vùng đô thị phía nam.

Phát triển giao thông nhanh, đa tầng

Một vấn đề người dân rất quan tâm là quy hoạch giao thông như thế nào để giải bài toán ùn tắc, ngập úng, đặc biệt là tại khu vực cửa ngõ thành phố. Trong Đồ án quy hoạch lần này, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các đơn vị có liên quan, đơn vị tư vấn đã nghiên cứu và xây dựng quy hoạch giao thông được phát triển với chiến lược kết nối để trở thành trung tâm. Thành phố sẽ bố trí các trục giao thông nhanh, đa tầng bằng cách phát triển những trục trên cao, trục đi ngầm. Kết nối các trung tâm đô thị và khu vực bằng các tuyến giao thông công cộng quy mô lớn và các tuyến trục giao thông chính đường bộ, đường thuỷ.

Đồ án quy hoạch định hướng đầu tư hạ tầng xanh đa chức năng dọc sông Sài Gòn, góp phần phát triển kinh tế dịch vụ, khôi phục đa dạng sinh học, gia tăng chất lượng môi trường vùng đô thị. (Ảnh: Ngọc Tấn).

Về đường bộ, sẽ kéo dài trục động lực phía nam song song với Quốc lộ 50 và kết nối với đường ven biển tại Tiền Giang. Bổ sung tuyến kết nối với sân bay Long Thành từ trung tâm thành phố qua cầu Phú Mỹ. Bổ sung kết nối về phía đông với Đồng Nai đến Quốc lộ 20 để giảm tải cho Quốc lộ 1 và đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đồng thời kết nối đường ven biển từ Gò Công (Tiền Giang), qua cửa sông Soài Rạp đến Cần Giờ và kéo dài đến đến cao tốc Bến Lức - Long Thành (Đồng Nai) thông qua đường vào cảng Phước An để hỗ trợ cho Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong tương lai.

Về đường sắt, kết nối đường sắt TP HCM - Cần Thơ với TP HCM - Nha Trang thông qua đoạn tuyến trên cao dọc đường Nguyễn Văn Linh, xa lộ Hà Nội, Vành đai 2 TPHCM. Trong tương lai đoạn tuyến Hòa Hưng - Bình Triệu - An Bình chuyển thành đường sắt đô thị.

Phát triển hành lang sông Sài Gòn

Đồ án quy hoạch lần này quan tâm đến vai trò phát triển khu vực ngoại vi trong mối quan hệ kết nối vùng. Tập trung lại các khu có tiềm năng phát triển và đầu tư hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là định hướng đầu tư hạ tầng xanh đa chức năng dọc sông Sài Gòn, góp phần phát triển kinh tế dịch vụ, khôi phục đa dạng sinh học, gia tăng chất lượng môi trường vùng đô thị, tăng cường mảng xanh dọc sông Sài Gòn phục vụ nhu cầu giải trí nghỉ dưỡng của người dân thành phố và vùng thành phố, khai thác hiệu quả và bền vững giá trị hành lang sông.

Thành phố xác định sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP HCM thời kỳ mới và là yếu tố được quan tâm đặc biệt trong việc rà soát quy hoạch chung lần này. Thành phố đã phối hợp với Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR), Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) cùng các nhóm chuyên gia địa phương đa ngành, nghiên cứu định hướng quy hoạch phát triển hành lang sông Sài Gòn; tích hợp những nội dung phù hợp, có tính mới, đột phá… vào Đồ án quy hoạch TPHCM và Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố.

Theo đó, lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền cho đô thị, từ khu vực trung tâm truyền thống ở ven sông, phát triển dải đô thị hai bên sông như "trái tim mở rộng". Sông Sài Gòn trong tương lai trở thành điểm đến quý giá không thể thiếu của mọi người dân và du khách, điểm đến mang bản sắc độc đáo, gắn với cảnh quan của dòng sông trong xanh, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của TPHCM.

Tổ chức dải công viên công cộng liên tục ven sông, để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng các tiện ích, dịch vụ ven sông, tạo điều kiện để dòng sông thực sự đóng góp cho sự phát triển bền vững của TPHCM và vùng thành phố.

Có thể khẳng định, sông Sài Gòn thực sự có tiềm năng vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một vùng rộng lớn khu vực Đông Nam Bộ. Lãnh đạo Thành phố khẳng định và mong muốn khai thác tiềm năng kinh tế và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa lịch sử, sinh thái nhân văn và tiềm năng kinh tế dịch vụ của con sông này.

Dự kiến trong quý II/2024, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM sẽ cùng với các đơn vị liên quan hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060 trình Bộ Xây dựng; và dự kiến quý III/2024, đồ án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với các chính sách quản lý phát triển và tổ chức thực hiện quy hoạch, vận dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội, Đồ án quy hoạch lần này được mong đợi sẽ đóng góp để TP HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Theo Báo Chính Phủ


Tin liên quan

Hai đoạn Vành đai 2 Tp.Thủ Đức dự kiến khởi công cuối năm 2024, nhà đầu tư đang “nhòm ngó” bất động sản quanh tuyến này?

Hai đoạn Vành đai 2 Tp.Thủ Đức dự kiến khởi công cuối năm 2024, nhà đầu tư đang “nhòm ngó” bất động sản quanh tuyến này?

Dự án đường Vành đai 2 Tp.HCM được quy hoạch từ năm 2007 với tổng chiều dài 64km, tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn 14km chưa được khép kín. Sau khi HĐND Tp.HCM thông qua chủ trương đầu tư vào cuối năm 2023, dự kiến cuối năm 2024, đường Vành đai 2, đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp, dài 3,5km và đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng dài 2,75 km sẽ khởi công. Các đoạn này thuộc khu vực phía Đông Tp.HCM (nay là Tp.Thủ Đức)

Đọc tiếp →

Xây thêm cầu kết nối Đồng Nai và TP HCM

Xây thêm cầu kết nối Đồng Nai và TP HCM

Riêng cầu Phước Khánh trên tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Đây là cây cầu đường bộ kết nối giữa huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với huyện Cần Giờ (TP HCM).

Đọc tiếp →

Đoạn đường 'ùn ứ' ở cửa ngõ TPHCM được mở rộng, hoàn thành vào cuối năm

Đoạn đường 'ùn ứ' ở cửa ngõ TPHCM được mở rộng, hoàn thành vào cuối năm

Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc TPHCM, đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,9km kết nối huyện Hóc Môn, quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và khu vực nội thành. Những năm qua, tuyến đường này đang trở nên quá tải và thường xuyên xảy ra ùn ứ vào giờ cao điểm.

Đọc tiếp →

Tp.HCM chi hàng trăm tỉ đồng nâng cấp quốc lộ từ Bình Chánh đến Củ Chi

Tp.HCM chi hàng trăm tỉ đồng nâng cấp quốc lộ từ Bình Chánh đến Củ Chi

Theo đó, Tp.HCM chi hàng trăm tỉ đồng đầu tư các tuyến đường huyết mạch ở các khu vực. Một số khu vực như quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), tỉnh lộ 15 (huyện Củ Chi), khu vực cầu Kênh Tẻ (quận 7)...nằm trong diện đầu tư, mở rộng. Các tuyến đường này hiện nay nhỏ hẹp, mật độ phương tiện lưu thông tương đối cao, dẫn đến thường xuyên ùn ứ.

Đọc tiếp →

Tp.HCM chi hàng trăm tỉ đồng nâng cấp quốc lộ từ Bình Chánh đến Củ Chi

Tp.HCM chi hàng trăm tỉ đồng nâng cấp quốc lộ từ Bình Chánh đến Củ Chi

Theo đó, Tp.HCM chi hàng trăm tỉ đồng đầu tư các tuyến đường huyết mạch ở các khu vực. Một số khu vực như quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), tỉnh lộ 15 (huyện Củ Chi), khu vực cầu Kênh Tẻ (quận 7)...nằm trong diện đầu tư, mở rộng. Các tuyến đường này hiện nay nhỏ hẹp, mật độ phương tiện lưu thông tương đối cao, dẫn đến thường xuyên ùn ứ.

Đọc tiếp →

Khu vực nào của Thành phố Hồ Chí Minh còn căn hộ giá tốt?

Khu vực nào của Thành phố Hồ Chí Minh còn căn hộ giá tốt?

Tại TPHCM ở thời điểm Quý IV/2023, giá bán căn hộ chung cư bình dân (có mức giá từ 25 triệu đồng/m2 - 35 triệu đồng/m2; Giá bán căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 35 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2); Giá bán căn hộ chung cư cao cấp (có mức giá trên 50 triệu đồng/m2), theo báo cáo của Bộ Xây Dựng. Những tháng đầu năm 2024, thị trường BĐS nói chung đã có dấu hiệu tăng nhẹ từ giá cho đến số lượng giao dịch.

Đọc tiếp →

Phát triển nhà ở xã hội: Cần đa dạng loại hình sở hữu phù hợp cho công nhân

Phát triển nhà ở xã hội: Cần đa dạng loại hình sở hữu phù hợp cho công nhân

Theo Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp TP HCM, thời gian qua, trên địa bàn thành phố có 16 nhà lưu trú công nhân đưa vào sử dụng tạo chỗ ở cho 21.000 lao động, chiếm 15% lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Qua khảo sát 96.000 lao động ở 212 doanh nghiệp, có đến 64.000 lao động ở nhà trọ; trong đó, 54.000 lao động có nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội. Như vậy, nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân trên địa bàn TP HCM trong thời gian qua chỉ đáp ứng nhu cầu cho chưa đến 5% người lao động.

Đọc tiếp →

“Soi” giao dịch căn hộ Tp.HCM, lý do người mua thực vẫn âm thầm rút hầu bao

“Soi” giao dịch căn hộ Tp.HCM, lý do người mua thực vẫn âm thầm rút hầu bao

Mặc dù đi gần hết nửa chặng đường năm 2024 nhưng nguồn cung căn hộ tại Tp.HCM vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Nguồn cung mở bán ở giai đoạn này nhỏ giọt, phần lớn là giai đoạn tiếp theo của dự án trước đó. Giao dịch đều đặn cũng chỉ nghiêng về một số chủ đầu tư quen thuộc trên thị trường như Nam Long, Vingroup, Masterise… có sẵn sản phẩm ra thị trường từ các năm trước đến nay.

Đọc tiếp →

BĐS trung tâm khan hiếm, khu Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu tiềm năng nổi bật

BĐS trung tâm khan hiếm, khu Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu tiềm năng nổi bật

Trong bản đồ quy hoạch TP.HCM đến năm 2025, toàn thành phố gồm 5 khu đô thị lớn: Khu đô thị trung tâm (gồm những quận nội thành: Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú, Q.1, Q.3, Q.4, Q.5, Q.6, Q.8, Q.10, Q.11), khu đô thị Bắc, khu đô thị Tây, khu đô thị Đông và khu đô thị Nam.

Đọc tiếp →

Tắc khâu thẩm định giá đất tại TPHCM: Hồ sơ dồn cục, dự án 'chết đứng'

Tắc khâu thẩm định giá đất tại TPHCM: Hồ sơ dồn cục, dự án 'chết đứng'

Ngày 7/5 Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM (TN-MT) có thông báo công khai, mời chào cạnh tranh đơn vị tư vấn thẩm định giá cho nhiều địa chỉ nhà, đất và tất cả đều trong tình trạng đã mời hàng chục lần nhưng chưa có đơn vị tham gia. Sở có thư mời lần thứ 27, mời các đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất có diện tích 59.530m2 tại số 2 đường Phan Văn Hớn (ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn). Khu đất này được quy hoạch đầu tư xây dựng nhà ở, do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng An Thịnh làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 231 căn nhà liên kế vườn và 52 căn nhà vườn liên lập… Tuy nhiên từ năm 2010, khi dự án được phê duyệt đến nay vẫn chưa xác định được giá đất cụ thể để chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Đọc tiếp →

Phát triển TPHCM thành 5 phân vùng đô thị

Phát triển TPHCM thành 5 phân vùng đô thị

Tại Kỳ họp thứ 15 ( kỳ họp chuyên đề ) ngày 19/5, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thống nhất thông qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Đọc tiếp →

Vì sao Metro số 1 TPHCM phải lùi thời gian vận hành khai thác thử?

Vì sao Metro số 1 TPHCM phải lùi thời gian vận hành khai thác thử?

Vừa qua, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM (MAUR, chủ đầu tư) đã thông tin cập nhật tiến độ của dự án tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Nội dung đáng chú ý là dự án này phải lùi thời gian vận hành khai thác thử (trial run) đến 3 tháng (từ tháng 7 sang tháng 10).

Đọc tiếp →

Tp.HCM: Xuất hiện hiện tượng nhóm ngành kinh doanh bỏ mặt tiền trung tâm đắt đỏ về thuê shophouse ở khu dân cư, căn hộ lân cận

Tp.HCM: Xuất hiện hiện tượng nhóm ngành kinh doanh bỏ mặt tiền trung tâm đắt đỏ về thuê shophouse ở khu dân cư, căn hộ lân cận

Theo ghi nhận, làn sóng trả mặt bằng nhà phố kinh doanh tại khu vực trung tâm Tp.HCM như quận 1, quận 3 vẫn đang diễn ra. Mặc dù hiện mức độ trả mặt bằng đã giảm hơn so với đầu năm 2023, song sự dịch chuyển sang chỗ mới của nhiều nhóm ngành bán lẻ đã âm thầm thúc đẩy nhu cầu shophouse khối đế ở một số dự án căn hộ đi vào hoàn thiện.

Đọc tiếp →

18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang tại Hà Nội và TP HCM

18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang tại Hà Nội và TP HCM

VARS cho biết, tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, hiện tượng căn hộ tái định cư bị bỏ hoang không còn hiếm gặp. Nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở.

Đọc tiếp →

Sử dụng hiệu quả nhà tái định cư

Sử dụng hiệu quả nhà tái định cư

Trên khu đất hơn 30 ha, khu TĐC Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP HCM) xây dựng với tổng kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng từ hơn 10 năm trước, với hơn 500 nền TĐC và 45 lô chung cư, gần 2.000 căn hộ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng một nửa số lô chung cư có người về ở nhưng cũng không lấp đầy. Còn hơn 20 lô vẫn để trống nên xuống cấp.

Đọc tiếp →

TP HCM tính chi 350 tỷ đồng cải tạo các 'điểm đen' tai nạn giao thông

TP HCM tính chi 350 tỷ đồng cải tạo các 'điểm đen' tai nạn giao thông

Theo UBND TPHCM, hiện nay, trên địa bàn Thành phố có một số tuyến đường có mặt cắt ngang nhỏ, mặt đường thường xuyên ngập nước, chưa có các công trình tiện ích trên tuyến, hệ thống đèn tín hiệu giao tại các nút giao chưa hoàn chỉnh, là điểm đen tai nạn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, tai nạn giao thông đối với người dân tham gia giao thông.

Đọc tiếp →

'Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê là tự sát'

'Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê là tự sát'

"Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê là tự sát. Chỉ có nhà nước hoặc tổ chức công đoàn có sẵn nguồn tài chính và được giao đất sạch mới làm nổi", ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành, doanh nghiệp chuyên đầu tư các dự án nhà ở xã hội ở TP HCM, nói tại tọa đàm Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê do báo Tuổi Trẻ tổ chức, chiều 18/5.

Đọc tiếp →

2 cây cầu ngay cửa ngõ phía Tây Tp.HCM sắp thông xe

2 cây cầu ngay cửa ngõ phía Tây Tp.HCM sắp thông xe

Công trình khởi công lần đầu vào quý 1/2018 với vốn đầu tư 312 tỷ đồng theo hình thức BOT, dự kiến hoàn thành trong quý 4/2018. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, khi xây dựng được 70% thì công trình đã tạm ngừng cho đến nay do chưa hoàn tất bồi thường giải phóng mặt bằng và do không phù hợp với Nghị quyết 437 của Quốc hội (không làm dự án BOT trên đường hiện hữu).

Đọc tiếp →

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Đặt mục tiêu thông xe phần cao tốc vào năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026, vành đai 3 Tp.HCM dài 76km hiện đang được các địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An triển khai thi công.

Đọc tiếp →

Savills: Đây là thời điểm phù hợp để đầu tư căn hộ cho thuê, bởi thu nhập người dân không bắt kịp giá nhà, đẩy lượng người thuê nhà ngày một tăng cao

Savills: Đây là thời điểm phù hợp để đầu tư căn hộ cho thuê, bởi thu nhập người dân không bắt kịp giá nhà, đẩy lượng người thuê nhà ngày một tăng cao

Chia sẻ về những lưu ý khi đầu tư chung cư cho thuê, bà Cao Thị Thanh Hương - Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu Savills TPHCM - cho biết: Thông thường, khi xác định đầu tư căn hộ để cho thuê, nhà đầu tư sẽ ưu tiên những chung cư đã bàn giao và đã có sổ hồng để có thể vay ngân hàng.

Đọc tiếp →