Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Hà Nội

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình (viết tắt là Công ty Ba Đình) có trụ sở tại số 455 đường Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và khai thác khoáng sản từ đầu những năm 2000, tới nay gần 24 năm tuổi.

Đại gia vàng

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình (viết tắt là Công ty Ba Đình) có trụ sở tại số 455 đường Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và khai thác khoáng sản từ đầu những năm 2000, tới nay gần 24 năm tuổi.

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Tiến Trung (SN 1971), trú tại Hà Nội. Ông là cổ đông lớn nhất của Công ty Ba Đình với tỷ lệ sở hữu chi phối. Vợ ông, bà Dương Thị Thu Huyền (SN 1976) cũng có thời gian tham gia điều hành ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau đó bà rút sạch vốn và trở thành "cựu cổ đông" tương tự ông Nguyễn Quốc Vinh (SN 1974).

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower- Ảnh 1.

Chủ hàng loạt mỏ vàng, khoáng sản Nguyễn Tiến Trung là đại gia kín tiếng, chưa một lần xuất hiện trên truyền thông.

Giống như slogan "Không ngừng mở rộng, không ngừng vươn xa" được treo trên website Công ty Ba Đình, ông Nguyễn Tiến Trung sớm đã mang chí lớn, xác định "sân chơi" không chỉ gói gọn trong nước mà thâm nhập sâu trong thị trường quốc tế mới là sứ mệnh họ theo đuổi.

Tấm giấy phép cho đầu tư ra nước ngoài từ những hồi còn "chân ướt chân ráo" trên thương trường là cơ sở tiên quyết để doanh nghiệp của ông Nguyễn Tiến Trung được xây dựng một dự án khai thác khoáng sản làm ra tên tuổi của họ trên đất Lào. Đó là dự án khai thác và chế biến vàng, các khoáng sản đi kèm tại mỏ Sakai (Thủ đô Viêng Chăn), có quy mô 285ha với tổng vốn đầu tư 25 triệu USD (tương đương trên 633 tỷ đồng theo tỷ giá hiện thời).

Tiếp nối thành công của mỏ vàng Sakai, Công ty Ba Đình vượt sang tận phía bên kia châu Phi, tiếp tục cho ra đời dự án khai thác, chế biến vàng và kim loại màu tại quận Mubende cách 140km về phía tây của Thành phố Kampala của Uganda. Tổng vốn đầu tư cho dự án lên tới 50 triệu USD, theo giới thiệu của doanh nghiệp.

Trở lại trong nước, Công ty Ba Đình là tác giả đứng sau 4 dự án khoáng sản vô cùng đình đám, bao gồm 2 dự án khai thác, chế biến quặng vàng ở xã A Vao, xã A Bung, huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị; 1 mỏ vàng gốc ở xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và 1 mỏ đá vôi trắng tại xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Ông Nguyễn Tiến Trung còn tiếp tục cho khởi công và đưa vào hoạt động hai nhà máy luyện đồng, than cốc và chế biến luyện kim, kim loại màu ở Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái, thuộc địa phận xã Văn Tiến, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Với danh mục dự án đồ sộ, nhiều người đồn đoán về năng lực kinh doanh và tầm ảnh hưởng của ông Nguyễn Tiến Trung không phải dạng vừa nếu không muốn nói khó ai bì kịp. Thực hư tiềm lực đại gia vàng ra sao là một ẩn số, chỉ biết sau này ông Trung đã không che giấu tham vọng chinh phục thị trường bất động sản Thủ đô bằng cách gieo mầm cho hàng loạt dự án nhà ở có quy mô tầm cỡ, sở hữu vị trí đắc địa rất được nhà đầu tư săn đón.

Vết trượt dài

Dẫu vậy, không nhận được sự thuận lợi như ở lĩnh vực khai thác vàng, những kinh nghiệm nhất định khi tham gia đầu tư xây dựng một số dự án chung cư lớn như Haicatex 93 Lĩnh Nam, New Horizon City 87 Lĩnh Nam, Thượng Đình Residence 277 Nguyễn Trãi... là chưa đủ để đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung tránh phạm những sai lầm gây ra vết trượt kéo dài cả thập kỷ cho doanh nghiệp.

Điển hình là dự án Khu khách sạn, nhà ở, văn phòng cho thuê Tòa nhà hỗn hợp Hattoco tại số 110 Trần Phú, quận Hà Đông (dự án Hattoco Hà Đông), do Công ty Ba Đình làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu, Hattoco Hà Đông được khởi công từ năm 2009, với tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng, diện tích khu đất gần 5.000m2.

Sau 15 năm Hattoco Hà Đông vẫn dang dở, là khối bê tông nguội lạnh, thô ráp đã và đang tiếp tục làm xấu bộ mặt của quận đông dân nhất nhì thành phố. Sắt thép hoen gỉ, công trường vắng bóng công nhân, nhưng điều đáng nói hơn là việc chủ đầu tư đã không ngần ngại thu tiền của khách hàng từ nhiều năm về trước, bình quân từ 50 - 70% giá trị căn hộ.

Hứa hẹn sẽ bàn giao nhà trong năm 2014, tuy nhiên quá thời hạn 10 năm, Công ty Ba Đình vẫn không thực hiện khiến nhiều khách hàng lâm vào cảnh khốn khổ vì mất tiền mà không có nhà ở, phải vay mượn để sinh sống. Tình trạng những vị khách cả tin lũ lượt mang theo băng rôn, khẩu hiệu xuống đường "đòi nhà" đã là chuyện phổ biến tại đây, song đáp lại vẫn là sự thờ ơ, lẩn tránh từ phía chủ đầu tư.

Sự thiếu trách nhiệm của Công ty Ba Đình nói riêng và đối tác của họ nói chung còn tiếp tục thể hiện qua quá trình phát triển dự án Thành An Tower (có tên mới là Manhattan Tower), số 21 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân. Ban đầu, dự án Thành An Tower do Tổng công ty Thành An ( Bộ Quốc phòng ) làm chủ đầu tư, được giao đất từ năm 2009 với tổng diện tích đất là 4.182m2, trong đó diện tích xây dựng là 2.104m2, mục tiêu xây dựng tổ hợp thương mại và căn hộ 30 tầng.

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower- Ảnh 2.

Dự án Thành An Tower (sau đổi tên thành Manhattan Tower) bỏ hoang giữa khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội.

Sau khi được giao đất, Tổng công ty Thành An không tự triển khai, mà hợp tác kinh doanh với Công ty Ba Đình. Hai ông lớn cùng "liên thủ" những tưởng dự án sẽ có cái kết trọn vẹn, bất ngờ thay, Thành An Tower bỗng chốc hóa thành dự án "chết" giữa lòng thành phố, đồng thời ẩn chứa hàng loạt vi phạm liên quan đến công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch... đã bị Thanh tra Bộ Xây dựng vạch ra hồi quý III/2022.

Cùng chung kịch bản với Hattoco Hà Đông, "chây ỳ" tiến độ khiến một số khách hàng Thành An Tower mất kiên nhẫn, đồng loạt làm đơn tố giác đề nghị lên Bộ Quốc phòng, các cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ việc buông lỏng quản lý đất đai, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước, sai phạm trong quản lý dự án và trách nhiệm của Tổng công ty Thành An trong việc lựa chọn đối tác hợp tác kinh doanh; xử lý nghiêm minh, dứt điểm sai phạm của chủ đầu tư; thu hồi dự án từ Tổng công ty Thành An và Công ty Ba Đình để giao lại cho các đơn vị khác có đủ năng lực thực hiện; làm rõ trách nhiệm của các ngân hàng về việc cho vay và giải ngân cho khách hàng vay vốn.

Sau khi xác minh những nội dung nêu trên, mới đây, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự Vi phạm các quy định về quản lý đất đai tại dự án Thành An Tower, trở thành chủ đề bàn tán trong tuần qua.

Được biết, dự án Thành An Tower được Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tài trợ vốn và liên danh chủ đầu tư Công ty Ba Đình - Tổng công ty Thành An đã đem "gán" toàn bộ các quyền tài sản hiện tại, hình thành trong tương lai và quyền phát triển dự án hình thành trong tương lai cho SHB - Chi nhánh Kinh đô từ tháng 12 năm 2017 (năm đầu tiên dự án được cấp giấy phép xây dựng).

SHB - Chi nhánh Kinh đô còn là nhà băng cấp tín dụng cho dự án Tổ hợp văn phòng, nhà ở cao cấp kết hợp dịch vụ thương mại HBI số 203 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân (tên thương mại Imperia Garden). Tại dự án, Công ty Ba Đình đã thế chấp quyền tài sản phát sinh từ thỏa thuận về việc đặt cọc theo Hợp đồng đặt cọc số 39/HĐĐC/HBI-BĐ ngày 26/6/2014 giữa Công ty Ba Đình với Công ty Cổ phần HBI (chủ đầu tư) để đảm bảo cho giá trị khoản vay 250 tỷ đồng.

Bên cạnh SHB, Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cũng được xem là mối quan hệ gắn kết từ lâu với Công ty Ba Đình. GPBank đã đứng sau hỗ trợ ông Nguyễn Tiến Trung và đồng sự làm dự án Hattoco Hà Đông, thậm chí, còn là nơi cất giữ toàn bộ cổ phần Công ty Ba Đình thuộc sở hữu của vợ chồng ông từ tháng 11/2011.

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower- Ảnh 3.

"Đại bản doanh" của Công ty Ba Đình trên phố Hoàng Hoa Thám. Ảnh: Internet

Theo số liệu tài chính năm 2021, tổng nợ phải trả của Công ty Ba Đình lên tới 2.046 tỷ đồng, trong đó 669 tỷ đồng là nợ vay dài hạn (có tài sản thế chấp). Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là 650 tỷ đồng, thấp hơn số vốn điều lệ 689 tỷ đồng do khoản lỗ lũy kế gây thâm hụt.

Không ngừng thua lỗ là bởi từ sau năm 2018 trở lại đây, Công ty Ba Đình đã lâm vào tình trạng cạn kiệt nguồn thu giữa bối cảnh các dự án bất động sản nối tiếp đình trệ, bỏ nhiều vốn vào đầu tư nhưng vẫn dồn tắc tiến độ, không hẹn hoàn thành.

Điều đó nói lên năng lực quản trị của ông Trung trong lĩnh vực bất động sản và cũng thật lạ, chủ đầu tư cho những dự án nghìn tỷ lại đặt trụ sở chính ở căn nhà nhỏ cũ kỹ trên phố Hoàng Hoa Thám, nhân tiện cũng sử dụng để kinh doanh thêm một số mặt hàng đồ gỗ.

Hoa Đông
Theo Công Thương


Tin liên quan

Khu tái định cư view hồ thành ‘bãi rác’ ở Hà Nội

Khu tái định cư view hồ thành ‘bãi rác’ ở Hà Nội

Theo nhiều người, các dự án tái định cư được xây dựng với mục đích cung cấp nơi ở ổn định, cho các hộ dân phải di dời khỏi những khu vực bị quy hoạch hoặc giải tỏa. Tuy nhiên, thay vì mang lại một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, nhiều căn hộ bên hồ Đền Lừ lại bị bỏ hoang là vô cùng lãng phí.

Đọc tiếp →

Thêm một viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bị khởi tố

Thêm một viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bị khởi tố

Ngày 17/5, nguồn tin từ Sở TN&MT TP. Hà Nội xác nhận với phóng viên Báo Công Thương, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội mới đây đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam với bà Thân Thị Thanh Hải, là viên chức Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội (thuộc Sở TN&MT TP. Hà Nội).

Đọc tiếp →

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị tại Thanh Xuân, Đan Phượng

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị tại Thanh Xuân, Đan Phượng

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S1, tỷ lệ 1/5000 tại một phần ô quy hoạch ký hiệu A6 (phần quy hoạch sử dụng đất và giao thông). Địa điểm tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Đọc tiếp →

Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/5 - 17/5): Hà Nội chốt giảm 61 xã phường, khởi công cao tốc TP HCM - Chơn Thành vào 2/9

Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/5 - 17/5): Hà Nội chốt giảm 61 xã phường, khởi công cao tốc TP HCM - Chơn Thành vào 2/9

Theo Tờ trình của UBND TP Hà Nội về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025, Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 173 đơn vị hành chính cấp xã không đảm bảo tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội sẽ giảm 61 xã, phường (trong đó có 46 xã, 15 phường).

Đọc tiếp →

Hà Nội tìm nhà đầu tư mới xây dựng cụm công nghiệp 66,5 ha

Hà Nội tìm nhà đầu tư mới xây dựng cụm công nghiệp 66,5 ha

Đó là một trong những nội dung của phương án lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thành lập Cụm công nghiệp Mai Đình tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn) do UBND huyện Sóc Sơn mới ban hành.

Đọc tiếp →

Chung cư Hà Nội hạ nhiệt sau cơn sốt chớp nhoáng

Chung cư Hà Nội hạ nhiệt sau cơn sốt chớp nhoáng

Trong những tháng đầu năm, thị trường chung cư Hà Nội diễn biến sôi động, giá tăng nhanh. Theo đó, nhiều nhà đầu tư “lướt sóng” chớp nhoáng cũng đã kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi thương vụ. Dòng tiền đầu cơ thâm nhập khiến thị trường chung cư Hà Nội càng náo nhiệt hơn.

Đọc tiếp →

Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD trong phân khu Sông Hồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD trong phân khu Sông Hồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội mời nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (thuộc quy hoạch phân khu Sông Hồng ).

Đọc tiếp →

Không phải Hà Nội và TP.HCM, bất ngờ một tỉnh phía Bắc có mức độ quan tâm BĐS tăng mạnh nhất cả nước

Không phải Hà Nội và TP.HCM, bất ngờ một tỉnh phía Bắc có mức độ quan tâm BĐS tăng mạnh nhất cả nước

Theo dữ liệu báo cáo thị trường tháng 4/2024 của Batdongsan.com.vn, lượng tin đăng hầu hết đều tăng ở các thị trường chính. Trong đó, Quảng Ninh tăng mạnh nhất với 20%, tiếp theo là Bắc Ninh tăng 14%, Đà Nẵng tăng 11%, Long An tăng 9%, Khánh Hòa tăng 6%, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 8%...

Đọc tiếp →

Thị trường chung cư Hà Nội bắt đầu hạ nhiệt

Thị trường chung cư Hà Nội bắt đầu hạ nhiệt

Theo khảo sát được Công ty PropertyGuru Việt Nam thực hiện, từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, thanh khoản của thị trường căn hộ chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu chậm lại. Tại một số dự án, số lượng giao dịch phát sinh trong tháng 4 chỉ bằng khoảng một nửa so với thời kỳ “đỉnh cao” cách đây không lâu.

Đọc tiếp →

Hà Nội mở rộng đường Láng để giảm ùn tắc: "Thất bại đã được dự báo trước"

Hà Nội mở rộng đường Láng để giảm ùn tắc: "Thất bại đã được dự báo trước"

Liên quan đến đề xuất mở rộng đường Láng, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết, việc mở rộng đường Láng nằm trong quy hoạch tổng thể đường Vành đai 2 đã có từ lâu. Thực tế cũng đã từng mở rộng và sẽ làm theo từng giai đoạn khác nhau dựa vào điều kiện và nhu cầu thực tế.

Đọc tiếp →

Đấu giá mảnh đất hơn 1.300m2 tại Hà Đông (Hà Nội), khởi điểm gần 53 tỷ đồng

Đấu giá mảnh đất hơn 1.300m2 tại Hà Đông (Hà Nội), khởi điểm gần 53 tỷ đồng

Theo thông báo, tài sản đấu giá là toàn bộ tài sản gắn liền với diện tích 1.361,5 m2 đất và giá trị lợi thế quyền sử dụng 1.361,5 m2 đất tại phường Phúc La, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là số 38 phố Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Đọc tiếp →

“Bỏ qua” cơn sốt vàng, giới bất động sản tìm kiếm “sóng” biệt thự Thủ đô

“Bỏ qua” cơn sốt vàng, giới bất động sản tìm kiếm “sóng” biệt thự Thủ đô

Chỉ trong thời gian ngắn, giá vàng SJC biến động với biên độ rất mạnh, tăng giảm 5-7 triệu đồng mỗi lượng. Tính đến ngày 15/5/2024 vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng mỗi lượng trước phiên đấu thầu vàng ngày 16/5, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng miếng tăng bất thường đã khiến người dân vẫn đổ xô nhau mua bán khiến thị trường trở nên bất ổn.

Đọc tiếp →

Bất ngờ với khối BĐS liên quan đến “ông chủ” kem Tràng Tiền trải dài từ Hà Nội, Quảng Ninh...đến Nha Trang

Bất ngờ với khối BĐS liên quan đến “ông chủ” kem Tràng Tiền trải dài từ Hà Nội, Quảng Ninh...đến Nha Trang

CTCP One Capital Hospitality (OCH) được biết đến là công ty mẹ của hai thương hiệu thực phẩm là Kem Tràng Tiền và bánh Girval. Thực phẩm cũng là mảng đóng góp phần lớn kết quả kinh doanh của OCH. Tuy nhiên, tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào ngày 15/5 vừa qua, OCH cho biết, trong 5 năm tới, sẽ có kế hoạch xây dựng và M&A để tăng danh mục khách sạn lên 10 khách sạn tại các thành phố lớn của Việt Nam.

Đọc tiếp →

Hà Nội: Duyệt quy hoạch 3 phân khu đô thị Sóc Sơn, diện tích hơn 1.600 ha

Hà Nội: Duyệt quy hoạch 3 phân khu đô thị Sóc Sơn, diện tích hơn 1.600 ha

Phân khu 1 có vai trò là trung tâm đô thị và dịch vụ, thương mại, nhà ở… trở thành trung tâm phát triển hỗn hợp của đô thị Sóc Sơn; đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa khu vực cửa ngõ phía Bắc Thủ đô.

Đọc tiếp →

3.000 người xếp hàng mua một dự án giá 70-80 triệu đồng/m2 ở Hà Nội: Liệu có hội chứng FOMO trong "cơn sốt" chung cư?

3.000 người xếp hàng mua một dự án giá 70-80 triệu đồng/m2 ở Hà Nội: Liệu có hội chứng FOMO trong "cơn sốt" chung cư?

Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực tế, nhiều người mua bán và các môi giới bất động sản (BĐS) cũng nhận xét giá chung cư Hà Nội đang "leo thang", không ít dự án có mức tăng giá trên 20% chỉ sau 1 năm.

Đọc tiếp →

Chấm dứt việc chiếm dụng nhà đất công sản

Chấm dứt việc chiếm dụng nhà đất công sản

Địa chỉ 437 Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng), vốn là rạp chiếu phim Bạch Mai nổi tiếng một thời. Thế nhưng, gần 20 năm qua, rạp chiếu phim đã ngưng chiếu, nhường chỗ cho các cơ sở kinh doanh. Hiện nay, toàn bộ phía bên dưới được một cơ sở kinh doanh đồ ăn nhanh thuê lại sử dụng. Phía trên là cơ sở kinh doanh dịch vụ bi-a.

Đọc tiếp →

Ngắm từ trên cao Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng được ví như 'viên ngọc ven hồ'

Ngắm từ trên cao Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng được ví như 'viên ngọc ven hồ'

Dự án được khởi công từ tháng 11/2021, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội Hà Nội làm chủ đầu tư, mức đầu tư là hơn 1.300 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.

Đọc tiếp →

Nguồn cung mặt bằng bán lẻ sẽ tăng mạnh ở phía tây Hà Nội

Nguồn cung mặt bằng bán lẻ sẽ tăng mạnh ở phía tây Hà Nội

Theo đánh giá mới đây từ Savills Việt Nam, mua sắm trực tuyến đã tạo áp lực đối với cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu, nhất là mặt bằng bán lẻ nhóm hai hoặc ba khi tỷ lệ trống tiếp tục ở mức cao. Trong khi đó, mặt bằng bán lẻ cao cấp có độ nhận diện tốt và khả năng kết nối giao thông thuận tiện lại ghi nhận sự phục hồi đáng kể trong thời gian qua.

Đọc tiếp →

Hà Nội duyệt quy hoạch ba phân khu đô thị Sóc Sơn hơn 1.600 ha

Hà Nội duyệt quy hoạch ba phân khu đô thị Sóc Sơn hơn 1.600 ha

Cụ thể, theo quyết định của UBND TP Hà Nội, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 có diện tích nghiên cứu quy hoạch gần 630 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.

Đọc tiếp →

Gần 270 ha "đất vàng" Đông Anh nằm ngay cạnh Tháp tài chính 108 tầng cần tìm chủ đầu tư

Gần 270 ha "đất vàng" Đông Anh nằm ngay cạnh Tháp tài chính 108 tầng cần tìm chủ đầu tư

Dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh có quy mô 268 ha, với dân số khoảng 38.500 người sau khi hoàn thành. Tổng vốn đầu tư sơ bộ cho khu đô thị thông minh sinh thái này khoảng 33.093 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 2.090 tỷ đồng. Hiện nay, khu đất này chưa giải phóng mặt bằng.

Đọc tiếp →