Sẽ sớm thông xe cầu Mỹ Thuận 2 trong tháng 12/2023
Theo Ban Quản lý dự án 7 (chủ đầu tư), sau hơn 1 tháng thực hiện hợp long nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2 nối tỉnh Tiền Giang với tỉnh Vĩnh Long qua sông Tiền, các nhà thầu sẽ tiếp tục triển khai hoàn thành nhiều hạng mục thi công còn lại với quyết tâm thông xe trong tháng 12/2023 theo đúng tiến độ yêu cầu.
Cầu Mỹ Thuận 2 đang thi công hiện nay. (Ảnh: Báo Chính phủ).
Theo Ban Quản lý dự án 7 (chủ đầu tư), sau hơn 1 tháng thực hiện hợp long nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2 nối tỉnh Tiền Giang với tỉnh Vĩnh Long qua sông Tiền, các nhà thầu sẽ tiếp tục triển khai hoàn thành nhiều hạng mục thi công còn lại với quyết tâm thông xe trong tháng 12/2023 theo đúng tiến độ yêu cầu.
Cụ thể, ông Trịnh Trường Hải, Giám đốc điều hành dự án cầu Mỹ Thuận 2 (Ban Quản lý dự án 7) thông tin: Với 5 gói thầu xây lắp, đến nay dự án cầu Mỹ Thuận 2 đã hoàn thành bốn gói thầu XL01, XL02, XL03A và XL04. Hiện khối lượng công việc chỉ tập trung vào gói XL03B. Lũy kế sản lượng giải ngân của dự án đến nay đạt hơn 3.776 tỷ đồng đạt 93%.
Về gói thầu XL03B do liên danh Trung Nam E&C – Trung Chính – VNCN E&C) thi công thân trụ (từ T14 đến trụ T17), kết cấu nhịp chính dây văng, kè gia cố bờ sông, hệ thống an toàn giao thông đường bộ, hệ thống điện chiếu sáng và phòng cháy chữa cháy.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Lưu Xuân Tuyến, Phó Giám đốc ban điều hành gói thầu XL03B (đại diện nhà thầu Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam -Trung Nam E&C) cho hay, liên danh nhà thầu đang phấn đấu hoàn thành các hạng mục còn lại của gói thầu như thi công gờ lan can, lắp đặt tấm parapet thành cầu, dự kiến hoàn thành ngày 20/11. Bên cạnh đó, liên danh nhà thầu đang lắp khe ray co giãn, hiện đã hoàn thành được 50% khe co giãn, phấn đấu hoàn thành ngày 30/11.
Đặc biệt, sau lễ hợp long nhịp chính ngày 14/10 vừa qua, đến nay nhà thầu đã hoàn thành việc lắp cáp văng, công việc chủ yếu hiện nay là tập trung cân chỉnh toàn bộ hệ thống cáp văng, bơm sáp đầu neo, dự kiến hoàn thành ngày trong khoảng từ ngày 15 - 20/12.
Đối với các công việc còn lại để đảm bảo đưa dự án vào khai thác trong năm 2023, ông Nguyễn Thái Hà, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 cho hay, đối với phần đường, đơn vị đang yêu cầu hoàn thành hệ thống an toàn giao thông, lắp đặt tôn sóng, sơn kẻ đường, dải phân cách cọc tiêu toàn bộ đường dẫn cầu, đường gom, hệ thống biển báo giá long môn, lưới chống chói… trong tháng 11 này. Riêng nhịp chính cầu dài 650m, chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu hoàn thành lắp đặt lan can, dải phân cách thép, sơn kẻ đường trước 20/12.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án 7 nhấn mạnh, để hoàn thành, thông xe dự án vào cuối năm 2023, đơn vị cam kết sẽ tiếp tục cùng đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, tập trung thi công để hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án. Đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng và phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành, cùng với cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ, tuyến cao tốc từ Tp. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ dài hơn 160km sẽ được nối thông, rút ngắn thời gian đi lại chỉ còn hơn 2 giờ, thay vì gần 4 giờ như hiện nay.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đánh giá, việc thi công dự án cầu Mỹ Thuận 2 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thời tiết thất thường… Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ủng hộ giúp đỡ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, cùng với nỗ lực của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị nhà thầu, đến nay đã rút ngắn thời gian thi công dự án so với kế hoạch.
Trước đó, ngày 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ hợp long cầu Mỹ Thuận 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cầu Mỹ Thuận 2 là cây cầu hoàn toàn do Việt Nam tự đầu tư; tự thiết kế, thi công; tự quản lý, kiểm tra, giám sát. Mặc dù triển khai trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, nguyên liệu liệu tăng, địa hình thời tiết diễn biến phức tạp…, song lại rút ngắn được tiến độ mà vẫn đảm bảo kỹ - mỹ thuật, chất lượng công trình.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành trung ương và địa phương; thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cũng như sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan tham mưu, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công, cầu Mỹ Thuận 2 đã đủ các điều kiện để hợp long, đảm bảo các thông số hình học của nhịp chính dây văng, yêu cầu chất lượng công trình, an toàn lao động…
Nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương và nhà thầu đã phối hợp, triển khai dự án với tinh thần khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, người dân hạnh phúc, ấm no, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục nỗ lực hoàn thiện các hạng mục, đưa cầu Mỹ Thuận 2 vào khai thác từ cuối năm 2023.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu có chiều dài 6,61km. Trong đó, cầu Mỹ Thuận 2 có chiều gần 2km, đầu tư hoàn chỉnh 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h. Điểm đầu cảu dự án (Km101+126) khớp nối với dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; điểm cuối (Km107+740) với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà nước.
Cầu Mỹ Thuận 2 với kết cấu dây văng khẩu độ nhịp 350, là công trình có độ phức tạp cao do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện từ khâu lập dự án cho đến thi công. Công trình được khởi công vào tháng 3/2020, dự kiến sẽ đưa vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2023.
Đề xuất làm đường ven biển nối Bến Tre với Tiền Giang, Trà Vinh
Dự án có tổng mức đầu tư 7.905 tỷ đồng từ khoản vay hỗ trợ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu (vốn vay thuộc Chương trình Mekong DPO) và ngân sách tỉnh Bến Tre đối ứng; trong đó, vốn vay 5.183 tỷ đồng (thực hiện thi công xây dựng công trình và thuê tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát nước ngoài), vốn ngân sách tỉnh Bến Tre đối ứng 2.722 tỷ đồng (thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và các chi phí khác).
Tìm cát cho cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 2: Cát không thiếu nhưng điều phối yếu
“Vì nguyên nhân gì mà vật liệu bây giờ lại khó khăn như thế? Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem lại có biến động gì về tài nguyên không”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt câu hỏi khi làm việc với các địa phương về triển khai các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày 5/9 tại Cần Thơ.
Tiến độ tuyến đường Đồng Tháp Mười gần 600 tỷ đồng tại Tiền Giang
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, đường phát triển Đồng Tháp Mười giai đoạn 1 (gọi tắt là dự án) là tuyến đường trọng điểm, nhằm mục tiêu tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phước và những địa phương lân cận. Hiện chủ đầu tư cùng các địa phương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai dự án.
Tiền Giang đầu tư 3.262 tỷ đồng phát triển giao thông khu vực sông Tiền
Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang Trần Văn Bon, Tiền Giang đang triển khai đầu tư dự án Đường tỉnh 864 (đường dọc sông Tiền), có tổng mức đầu tư hơn 3.262 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn I (2023 - 2025) là 2.000 tỷ đồng nhằm kết nối phát triển các tỉnh khu vực sông Tiền.
Tiền Giang khởi công công trình cầu Chợ Gạo trên Đường tỉnh 864
Cầu Chợ Gạo nối hai bờ TP Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo, đây là hạng mục rất quan trọng nhất của dự án Đường tỉnh 864 (Đường dọc sông Tiền). Cầu được xây dựng với quy mô vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, tải trọng HL 93, chiều dài cầu 588 m gồm 11 nhịp, chiều rộng 12 m; tĩnh không thông thuyền 60 m x 9,5 m; mặt cầu thảm bê tông nhựa nóng, lan can thép; 03 nhịp chính của cầu được thiết kế đúc hẫng cân bằng với khẩu độ lớn, đòi hỏi thi công với kỹ thuật cao. Kinh phí đầu tư 263 tỷ đồng; thời gian thi công là 18 tháng.
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (5/6 - 11/6): TP HCM chốt ngày khởi công vành đai 3; Tiền Giang sẽ mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, TP Thủ Đức, các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông Thành phố (Ban Giao thông, chủ đầu tư Dự án) thì đến nay đã có tổng cộng 335 ha/410 ha đất cần thu hồi phục vụ thi công Dự án được 4 địa phương thu hồi để bàn giao cho chủ đầu tư, đạt tỉ lệ 81,5%, cao hơn so với mục tiêu đặt ra là 70% vào ngày 15/6.
Tiền Giang thống nhất chủ trương mở rộng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương
Theo đó, tuyến đường này đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang là một phần của dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ là tuyến đường huyết mạch cửa ngõ phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
MHDI và Ngân Tín lên kế hoạch bắt tay làm khu đô thị hơn 2.000 tỷ ở miền Tây
Khu đô thị Nguyễn Trọng Hợp với có tổng diện tích 22,7 ha, quy mô dân số khoảng 4.000 người. Dự án bao gồm các hạng mục nhà phố thương mại, nhà ở liền kề, nhà ở tái định cư, nhà ở biệt thư, nhà ở xã hội, khối thương mại dịch vụ, công trình giáo dục, công trình nhà văn hóa, cây xanh mặt nước,... Tổng chi phí thực hiện sơ bộ 1.401 tỷ đồng, chi phí mặt bằng 672 tỷ đồng.
Là một làng biển rất lâu đời, thị trấn Vàm Láng đến nay vẫn còn lưu truyền những giai thoại lý thú gắn liền với sự ra đời của tên ấp, tên làng, gắn liền với một thời kỳ lịch sử hình thành và phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Tiền Giang sẽ sớm có thêm quỹ đất công nghiệp để thu hút đầu tư
Theo ông Hà Thiện Ý – Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang, trong 4 tháng vừa qua, địa phương này có 281 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 33,9% so với kế hoạch và giảm 17,1% về số doanh nghiệp so cùng kỳ. Nguyên nhân số doanh nghiệp đăng ký mới giảm là do trong năm 2022 số doanh nghiệp đăng ký mới tăng đột biến sau dịch COVID-19.
Tiền Giang tìm chủ cho hai dự án nhà ở gần 3.000 tỷ tại đường Vành đai phía Đông
Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang vừa qua đã phát thông báo tìm chủ cho dự án Đường và khu dân cư 2 bên đường Vành đai phía Đông - đoạn 1 tại phường 4, thị xã Gò Công với diện tích khoảng 10,9 ha, quy mô dân số 1.492 người.
Đấu giá 11 thửa đất ở mặt đường tại thị xã Cai Lậy, Tiền Giang, khởi điểm từ 4,1 tỷ đồng/thửa
Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá từ ngày niêm yết thông báo đấu giá đến hết ngày 4/5 (trong giờ hành chính) tại Công ty đấu giá hợp danh Tây Nam hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch Thị xã Cai Lậy.
Duyệt khung bồi thường làm cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
Theo Báo Chính phủ, vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430) thuộc Dự án xây dựng công trình cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1.
Agribank đấu giá hai mảnh đất ở hơn 13.000 m2 tại huyện Tân Phước, Tiền Giang
Quyền sử dụng đất 1 thuộc thửa đất số 233 có diện tích 9.771 m2 với hình thức sử dụng riêng (9.622 m2 đất ở tại nông thôn với thời hạn sử dụng lâu dài và 148 m2 đất trồng cây hàng năm với thời hạn sử dụng đến tháng 12/2067).
Tiền Giang dự kiến có 25 đô thị đến năm 2030, đề xuất đưa huyện Châu Thành lên thị xã
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm một thành phố (TP Mỹ Tho); hai thị xã (TX Cai Lậy và TX Gò Công) và 8 huyện (Cái Bè; Cai Lậy; Châu Thành; Chợ Gạo; Gò Công Đông; Gò Công Tây; Tân Phú Đông và Tân Phước).
Tiền Giang chuyển đổi gần 4.900 ha đất trồng lúa kém hiệu quả
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, thực hiện Đề án "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang" giai đoạn 2021 - 2025, trong năm 2023, Tiền Giang tiếp tục chuyển đổi gần 4.900 ha đất trồng lúa kém hiệu quả khu vực phía Bắc quốc lộ 1 sang các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho nông dân; trong đó, chuyển đối trên 900 ha sang trổng rau màu, trên 3.700 ha đất sang trồng cây lâu năm, chuyển đổi khoảng 130 ha sang nuôi thùy sản, còn lại chuyển sang chăn nuôi tập trung.
Tiến độ các khu tái định cư dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo tại Tiền Giang
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, vừa qua, lãnh đạo huyện Chợ Gạo cho biết, đến nay, địa phương đã chi hết tổng nguồn vốn Bộ GTVT giao để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2. Hiện địa phương đang tổng hợp gửi UBND tỉnh trình Bộ GTVT để xin kinh phí thực hiện chi trả cho các trường hợp phát sinh và xây dựng các khu tái định cư.
Thủ tướng yêu cầu rút ngắn tiến độ Cầu Rạch Miễu 2, hoàn thành vào tháng 10/2025
Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 bắc ngang sông Tiền nối liền tỉnh Tiền Giang - Bến Tre, cách cầu Rạch Miễu hiện hữu khoảng 3,8 km về phía thượng lưu sông Tiền. Công trình dài 17,6 km, có tổng vốn đầu tư hơn 5.175 tỷ đồng được chia làm 6 gói thầu xây lắp.