Vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm, FDI đăng ký mới vào Bắc Ninh gấp gần ba lần năm ngoái
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 31/8, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngoài GVMCP giảm thì đầu tư mới và điều chỉnh vốn tăng so với cùng kỳ.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 31/8, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngoài GVMCP giảm thì đầu tư mới và điều chỉnh vốn tăng so với cùng kỳ.
Cụ thể, có 2.247 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 8,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12 tỷ USD (tăng 27% so với cùng kỳ); có 926 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 4,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 5,7 tỷ USD (tăng 14,8% so với cùng kỳ).
Ngược lại, có 2.196 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 7,8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,81 tỷ USD (giảm 40,9% so với cùng kỳ).
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 8 tháng đầu năm, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 14,17 tỷ USD, chiếm hơn 69% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,36 tỷ USD, chiếm gần 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 77,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 844,9 triệu USD và hơn 761,9 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.
Xét theo đối tác đầu tư, có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,79 tỷ USD, chiếm gần 33,1% tổng vốn đầu tư, tăng 75,5% so với cùng kỳ 2023. Hongkong đứng thứ hai với 2,4 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư, tăng 43,7 so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…
Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,5%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,5%) và GVMCP (chiếm 25,9%).
Bắc Ninh dẫn đầu cả nước
Xét theo địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,47 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 2,94 lần cùng kỳ.
Tiếp theo là Quảng Ninh với gần 1,78 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,3 lần so với cùng kỳ. TP. HCM đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,76 tỷ USD, chiếm gần 8,6% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng,…
Nếu xét về số dự án, TP HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 40,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 14,6%) và GVMCP (chiếm gần 70,4%).
Về vốn thực hiện, tính đến ngày 31/8, các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đã giải ngân được khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,28 tỷ USD, chiếm 79,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,27 tỷ USD, chiếm 9,0%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 542,3 triệu USD, chiếm 3,8%.
Quy mô đầu tư các dự án FDI tăng
Nhận xét về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tích cực. Đặc biệt, đầu tư mới và điều chỉnh tăng cả về số lượng dự án mới/điều chỉnh vốn; vốn đầu tư mới/tăng thêm cũng như quy mô vốn đầu tư.
Số liệu thống kê cho thấy, quy mô vốn đầu tư của các dự án mới tăng từ 4,56 triệu USD/dự án trong 8 tháng/2023 lên 5,34 triệu USD/dự án trong 8 tháng/2024. Trong khi đó, quy mô vốn đầu tư điều chỉnh tăng từ 5,64 triệu USD/lượt điều chỉnh trong 8 tháng năm 2023 lên 6,17 triệu USD/lượt điều chỉnh trong 8 tháng năm 2024.
Đáng chú ý, vốn đầu tư tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế, như có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…
Trong số đó, đáng chú ý có Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Giang, Thái Nguyên. Riêng 10 địa phương này đã 80,7% số dự án mới và 77,3% số vốn đầu tư của cả nước trong 8 tháng.
Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 8 tháng năm cũng đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Riêng 5 nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu (Singapore, Hongkong, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) đã chiếm tới 74% số dự án đầu tư mới và 77,1% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
“Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 8 tháng”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận xét.
Bắc Ninh, Hải Phòng và Thái Nguyên đang trở thành điểm đến hàng đầu của các "ông lớn" công nghệ Samsung, LG, Intel, Foxconn
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ. Tỷ giá hối đoái giữa VND và USD vẫn ổn định so với các quốc gia trong khu vực, cùng với các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) đang tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trước các đối thủ cạnh tranh như Malaysia và Indonesia.
Bắc Ninh: Phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Đông Nam thị trấn Chờ, dân số dự kiến hơn 54.000 người
Mục đích quy hoạch phân khu đô thị phía Đông Nam thị trấn Chờ huyện Yên Phong là nhằm cụ thể hóa các định hướng của đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 728/QĐ-TTg ngày 20/6/2023), và nhằm xây dựng một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững.
Toàn cảnh vị trí quy hoạch cầu đường sắt vượt sông Đuống nối Gia Bình - Quế Võ, Bắc Ninh
Năm 2023, Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong giai đoạn 2021-2030, Bắc Ninh đã bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt dọc Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.
Chính thức mở bán Centa Riverside Zone 2 tại Đại đô thị VSIP Bắc Ninh
Centa Riverside Zone 2 (Khu dân cư Hoa Đất 3 thuộc Khu đô thị và Dịch vụ VSIP Bắc Ninh) sở hữu pháp lý đầy đủ, sổ hồng riêng từng căn, nhờ đó, các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, MB Bank… sẵn sàng cho vay với khách hàng mua nhà lên tới 70% giá trị hợp đồng, trong thời hạn 30 năm, hỗ trợ 0% lãi suất và ân hạn gốc đến 12 tháng. Phải nói đây là chính sách mà hiếm CĐT nào thực hiện được, NĐT sẽ không phải chịu áp lực tài chính và với chi phí đầu tư ban đầu thấp nhất.
Toàn cảnh Vành đai 4 đang xây dựng qua thị xã Thuận Thành và huyện Gia Bình, Bắc Ninh
Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là dự án trọng điểm quốc gia, tuyến có chiều dài 112,8km, tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng, đi qua thành phố Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh. Trên địa bàn Bắc Ninh, Vành đai 4 đi qua huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ và khoảng 10 km nối từ điểm cuối dự án đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang (đoạn nút giao Khả Lễ) trùng với hướng tuyến cao tối Nội Bài - Hạ Long. Trong ảnh: Trên địa bàn huyện Thuận Thành, vành đai 4 nối tiếp từ xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Đây là đoạn tuyến từ xã Song Liễu.
Toàn cảnh Vành đai 4 sắp xây dựng qua thị xã Quế Võ, Bắc Ninh
Tháng 4 vừa qua, Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông Bắc Ninh đã mở thầu qua mạng Gói thầu số 16 Phần xây dựng, thiết bị (mới 100%) và một số công việc khác phục vụ thi công xây dựng hạng mục: đường song hành (đường đô thị), đoạn thuộc địa phận thị xã Quế Võ và TP Bắc Ninh thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Cận cảnh khu công nghiệp - đô thị 1.000 ha đang triển khai gần hai cao tốc ở Bắc Ninh
Theo tìm hiểu, Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh được thành lập theo quyết định số 856 của Thủ tướng ngày 28/6/2007 với tổng diện tích qui hoạch 1.000 ha. Trong đó, diện tích khu công nghiệp là 800 ha, khu đô thị là 200 ha.
Loạt đất được duyệt làm nhà xã hội bỏ không ở Bắc Ninh
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh vừa công bố 58 dự án chậm tiến độ sử dụng đất, vi phạm về đất đai với tổng diện tích 212 ha. Trong đó có loạt dự án nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp tập trung ở TP Từ Sơn, huyện Yên Phong, TX Quế Võ.
Bắc Giang sắp có khu đô thị cửa ngõ phía Nam kết nối với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh rộng hơn 4.300 ha
Cụ thể, khu vực lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính thị trấn Nham Biền và các xã: Yên Lư, Cảnh Thụy, Tiến Dũng. Ranh giới được giới hạn phía Bắc giáp chân núi Nham Biền và sông Thương; phía Tây và Nam giáp sông Cầu và thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông giáp xã Đức Giang và xã Tư Mại.
Bắc Giang lập quy hoạch khu đô thị cửa ngõ hơn 4.300 ha giáp Bắc Ninh và Hải Dương
Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang vừa qua đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch Phân khu 8, đô thị Bắc Giang, tỷ lệ 1/2.000. Khu vực này thuộc địa phận huyện Yên Dũng sẽ sáp nhập với TP Bắc Giang.
Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại phần dự án VSIP Bắc Ninh do BĐS Đệ Tam làm chủ đầu tư
Đệ Tam là nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng một phần dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh do Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh (Công ty VSIP Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, diện tích được nhận chuyển nhượng là 20.580 m2.
Dòng vốn ngoại 150 triệu USD chảy về Bắc Ninh trong tháng 11
Bên cạnh đó, điều chỉnh vốn cho 22 dự án với số vốn điều chỉnh tăng 121,42 triệu USD; 6 lượt ra thông báo chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế với giá trị 0,8 triệu USD.
Văn Phú - Invest làm nhà ở cho công nhân tại Bắc Ninh
Do đó, cùng nhiều doanh nghiệp bất động sản, Văn Phú - Invest đã chủ động tham gia phát triển NƠXH bên cạnh phát triển nhà ở thương mại, khu nghỉ dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển đô thị bền vững.
Bắc Ninh thông xe đường tỉnh 287 đoạn nối hai quốc lộ 18 - 38
Theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ĐT 287 có tổng chiều dài tuyến khoảng 38 km. Đây là tuyến giao thông huyết mạnh của tỉnh Bắc Ninh, kết nối các địa phương huyện Yên Phong - TP Từ Sơn - huyện Tiên Du - TX Quế Võ sang tỉnh Bắc Giang. Hiện Bắc Ninh đã đầu tư xây dựng, cơ bản đưa vào khai thác sử dụng 30 km.
Bắc Giang khánh thành cầu Như Nguyệt nối Bắc Giang - Bắc Ninh
Cầu Như Nguyệt được xây dựng nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, hạn chế tai nạn giao thông nâng cao năng lực khai thác tuyến đường cao tốc huyết mạch Hà Nội - Lạng Sơn; đồng thời tạo điều kiện thông thoáng cửa ngõ vào tỉnh Bắc Giang, thu hút đầu tư, phục vụ nhu cầu lưu thông rất lớn của các khu công nghiệp, trong điều kiện không có hướng đi thay thế.
Hình ảnh mới nhất về cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành sắp thông xe ở Bắc Ninh
Cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành bắc qua sông Đuống, nối huyện Tiên Du và Thuận Thành, được khởi công từ năm 2018. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh với chiều dài hơn 1,5 km, tổng mức đầu tư 1.927 tỷ đồng.
Cận cảnh đường vào nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh và bán đảo Hòa Long đang xây dựng theo quy hoạch
Dự án đầu tư xây dựng đường vào nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh (đoạn nối tiếp đường Lạc Long Quân qua nhà hát đến đường bê tông thôn Hữu Chấp, xã Hòa Long - nay là phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) được Thường trực HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 234/TT HĐND18 ngày 15/9/2017 và được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt dự án tại Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 30/10/2017. Trong ảnh: Đoạn đầu của dự án nối tiếp đường Lạc Long Quân hướng về khu vực trụ sở Công ty điện lực Bắc Ninh.
Bắc Ninh cho Kinh Bắc thuê thêm 12 ha đất làm hạ tầng KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh
Cụ thể, tỉnh duyệt mục đích sử dụng 122.541,2 m2 đất (gần 12,3 ha) đã được UBND tỉnh giao cho Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP thuê để xây dựng và kinh doanh phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh.
Bắc Ninh cho Kinh Bắc thuê thêm 12 ha đất làm hạ tầng KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh
Cụ thể, tỉnh duyệt mục đích sử dụng 122.541,2 m2 đất (gần 12,3 ha) đã được UBND tỉnh giao cho Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP thuê để xây dựng và kinh doanh phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh.