Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Tây Ninh

KTS Trần Ngọc Chính: TP HCM – Tây Ninh là trục liên kết kinh tế du lịch quan trọng, quy hoạch TP HCM cần lấy sông Sài Gòn làm "xương sống"

Để đạt được mục tiêu trở thành TP toàn cầu, nhiều ý kiến cho rằng TPHCM không chỉ phải trở thành đầu tàu về kinh tế mà còn cần là hình mẫu xuất sắc về hạ tầng, lấy hành lang ven sông Sài Gòn liên kết Vùng TPHCM làm trọng tâm. Ông có đồng tình với nhận định này?

Sông Sài Gòn phải trở thành trụ cột phát triển kinh tế và du lịch bền vững

Để đạt được mục tiêu trở thành TP toàn cầu, nhiều ý kiến cho rằng TPHCM không chỉ phải trở thành đầu tàu về kinh tế mà còn cần là hình mẫu xuất sắc về hạ tầng, lấy hành lang ven sông Sài Gòn liên kết Vùng TPHCM làm trọng tâm. Ông có đồng tình với nhận định này?

TPHCM là đầu tàu trong phát triển kinh tế của cả nước với vị thế không chỉ là thành phố lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn là đô thị mang tính toàn cầu với khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á. Chúng ta đang xây dựng vị thế của TPHCM là thành phố toàn cầu, vì vậy việc nghiên cứu quy hoạch TPHCM đến 2030 và tầm nhìn 2050 là hết sức quan trọng. TPHCM có đến 17 triệu dân, hướng tới điểm đến hàng đầu châu lục nên hạ tầng giao thông phải đóng vai trò trọng lực trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trước đây, nói đến quy hoạch TPHCM chỉ nói đến nội thành là chính, rồi đến sông Sài Gòn và cùng lắm đến Cảng Cát Lái. Nhưng bây giờ, phải nhìn nhận TPHCM là thành phố "bám sông, hướng biển", và đã là đô thị sông nước thì phải phát triển kinh tế cảng biển, đường thủy. Chúng ta đã có các cảng trung chuyển quốc tế, nhưng cần phát triển hệ thống giao thông đường thủy dọc hành lang sông Sài Gòn từ Tây Ninh, qua Củ Chi đến Cần Giờ và hệ thống các kênh, rạch tạo thành một mạng lưới giao thông kết nối nội khu TPHCM, giữa TPHCM với miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ… Đây là quy hoạch đặc biệt quan trọng vì kinh tế TPHCM phải gắn với giao thông, logistic, du lịch…

Tiềm năng du lịch sông Sài Gòn bị bỏ ngỏ do chưa phát huy thế mạnh liên kết Vùng. Ông có cho rằng sông Sài Gòn không chỉ là trung tâm đô thị, mà phải trở thành trụ cột phát triển kinh tế và du lịch bền vững trong tương lai?

Tôi nghiên cứu sông Sài Gòn 40-50 năm nay rồi. TPHCM không thể thiếu sông Sài Gòn bởi đây là đặc trưng, là một trong những con sông quý hiếm. Dòng chảy của sông từ phía Tây Bắc qua Tây Ninh đổ xuống đi vào thành phố uốn khúc, qua Củ Chi, Thanh Đa… Hiếm có con sông nào như sông Sài Gòn uốn lượn tạo thành một dải lụa ngay giữa thành phố, tạo thành không gian kiến trúc đô thị tuyệt vời cho TPHCM.

Đặc biệt, độ rộng của sông Sài Gòn không rộng như sông Hồng (Hà Nội) nhưng lại không quá bé. Chế độ thủy văn và địa lý tạo cho sông Sài Gòn mặt nước êm ả hơn cả sông Seine của Paris (Pháp). Vì thế, sông Sài Gòn đã trở thành một biểu tượng rất đặc biệt đối với TPHCM, tạo nên cảnh quan đô thị hữu tình, nên thơ. Đây là con sông mà tôi cho rằng mọi quy hoạch đều phải lấy trục không gian về cảnh quan, giao thông dọc hành lang sông làm trọng tâm.

Để tạo đột phá cho quy hoạch phát triển sông Sài Gòn, cần tạo ra hệ sinh thái du lịch quy mô, nơi quy tụ không gian văn hóa, thể thao, sinh thái ở đẳng cấp cao, hướng đến toàn cầu như phát triển các bến du thuyền, lễ hội đẳng cấp và phát triển các đô thị dọc hai bên bờ sông, hình thành hành lang ven sông sôi động trên bến dưới thuyền.

So với các TP có dòng sông chảy qua trung tâm đô thị như như Bangkok (Thái Lan), Thượng Hải (Trung Quốc), Paris (Pháp) hay PhnomPenh (Campuchia) và thậm chí sông Hàn ở Đà Nẵng, thì sông Sài Gòn vẫn chưa được khai thác đúng tầm. Theo ông có cần bổ sung thêm các bến thủy nội địa dọc sông Sài Gòn, đặc biệt là khu vực qua địa phận huyện Củ Chi để phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí ở đẳng cấp cao?

Tôi rất đồng tình với quan điểm trên. Thực ra sông Seine ở Paris khá bé, không chạy uốn khúc như sông Sài Gòn, sông Hoàng Phố của Thượng Hải và sông Hàn của Seoul, cảnh quan cũng không đẹp như sông Sài Gòn. Vì thế, theo quy hoạch nào thì TPHCM cũng cần lấy sông Sài Gòn làm trung tâm trong phát triển kinh tế, hạ tầng, đặc biệt là du lịch.

KTS Trần Ngọc Chính: TP HCM – Tây Ninh là trục liên kết kinh tế du lịch quan trọng, quy hoạch TP HCM cần lấy sông Sài Gòn làm "xương sống"- Ảnh 1.

KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

Ngoài cảnh quan hai bên bờ sông, phải có du lịch trên sông, mà du lịch trên phải kết nối với các vùng, điểm đến lân cận như hướng về Củ Chi, hay lên đến Núi Bà Đen, Tây Ninh… cho nên cần quy hoạch rất nhiều bến thủy.

Ngoài việc khai thác giao thông đường thủy thì ban đêm Sông Sài Gòn còn phải trở thành một con sông du lịch như Thượng Hải đang làm với sông Hoàng Phố. Mới đây, TPHCM có mở ra lễ hội trên sông, tôi nghĩ cái này nên tiếp tục làm với hình thức phong phú hơn, quy mô lớn hơn dọc các tỉnh có sông Sài Gòn đi qua, song song với đó cần phát triển hệ thống bến du thuyền, các trung tâm sầm uất hai bên bờ sông để phát triển kinh tế ven sông của cả vùng.

TPHCM - Tây Ninh là trục phát triển quốc tế rất quan trọng cho cả vùng

Để phát huy nội lực của dòng sông Sài Gòn theo dòng chảy từ Tây Ninh qua Củ Chi đến trung tâm TPHCM, cần bổ sung tuyến đại lộ ven sông với quy mô 4-10 làn xe, kết hợp đường sắt đô thị kết nối với núi Bà Đen, Tây Ninh để đảm bảo kết nối liên Vùng vừa phát triển kinh tế vừa thúc đẩy du lịch. Ông đánh giá ra sao về đề xuất này?

Tôi cho rằng phát triển giao thông đường thủy phải song song xây dựng hệ thống giao thông trên bộ nữa, có chỗ chạy dọc sông, có chỗ chạy cách sông một chút, tùy điều kiện cảnh quan để phối hợp chặt chẽ, liên kết khăng khít. Hướng phát triển TPHCM- Tây Ninh cần được quan tâm bởi trục phát triển này không chỉ là trục văn hóa – du lịch mà còn kết hợp khai thác kinh tế với cửa khẩu Mộc Bài. Tầm nhìn xa, khi quỹ đất trung tâm TPHCM hết, thành phố cũng sẽ cần mở rộng các đô thị vệ tinh đến tận Tây Ninh.

Quy hoạch 2 bên bờ sông Sài Gòn từ TPHCM qua Củ Chi lên Tây Ninh phải là những tuyến đường quy mô 4-10 làn xe. Đi ra nước ngoài thấy các đô thị rất quan tâm đến giao thông, giao thông của họ không phải 2 làn xe mà phải là 4-10 làn xe. Vì thế, quy hoạch đại lộ phải tính đến việc đáp ứng nhu cầu cao trong tương lai. Đây là bài toán không chỉ khai thác mặt nước sông Sài Gòn, mà tất cả hệ thống giao thông dọc sông và vuông góc với sông đều phải nằm trong quy hoạch hạ tầng. Những cái đấy phải tính toán rất cụ thể.

Như ông chia sẻ, TPHCM có mối quan hệ đặc biệt với tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là đường giao thông kết nối quốc tế qua cửa khẩu Mộc Bài, đến điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Đông Nam Bộ là Núi Bà Đen. Vậy chúng ta cần quy hoạch phát triển trục kinh tế du lịch này thế nào, thưa ông?

Tôi cũng đã có ý kiến đề xuất với TP HCM về việc này. Riêng đối với Tây Ninh, ngoài việc TPHCM kết nối với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cần tiếp tục phát triển đến TP Tây Ninh, khu vực Núi Bà Đen và đến cửa khẩu Hoa Lư, cửa khẩu Xa Mát. Tiếp nối với khu vực đó, phía Campuchia cũng đang phát triển kết nối với toàn bộ hệ thống giao thông của Campuchia. Tôi nghĩ rằng trục TPHCM qua Củ Chi – Trảng Bàng - Hòa Thành – Tây Ninh – Xa Mát là trục quốc tế rất quan trọng kết nối giữa TPHCM và Tây Ninh.

KTS Trần Ngọc Chính: TP HCM – Tây Ninh là trục liên kết kinh tế du lịch quan trọng, quy hoạch TP HCM cần lấy sông Sài Gòn làm "xương sống"- Ảnh 2.

Trục kết nối từ TPHCM – Củ Chi – Núi Bà Đen - Tây Ninh, sẽ tạo ra không gian "trên bến dưới thuyền" sôi động cho hành lang sông Sài Gòn.

Nếu triển khai được trục kinh tế này sẽ vừa giải quyết vấn đề giao thông, logistic và vấn đề tổ chức dân cư, hình thành chuỗi hệ sinh thái du lịch liên vùng, tạo điều kiện cho Tây Ninh phát triển. Trục phát triển này cũng đi qua Núi Bà Đen - nóc nhà của khu vực Đông Nam Bộ. Người TPHCM, du khách đến TPHCM cũng rất thích đi đến Núi Bà Đen bởi đây là điểm đến tâm linh nổi tiếng, cũng là nơi có khí hậu dễ chịu và cảnh quan tự nhiên tươi đẹp. Vì vậy, trục này không chỉ là trục liên kết chuỗi kinh tế quốc tế, mà cũng cần là trục "xương sống" về du lịch đối với TPHCM. Khi phát triển được trục hạ tầng du lịch cao cấp, hạ tầng giao thông hiện đại gồm đường sông, đường bộ, đường sắt song song kết nối từ TPHCM – Củ Chi – Núi Bà Đen - Tây Ninh, sẽ tạo ra không gian "trên bến dưới thuyền" sôi động cho hành lang sông Sài Gòn như cách các thành phố lớn trên thế giới đã thành công nhiều năm nay.

Để đạt được các mục tiêu lớn về hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, nguồn vốn là vấn đề quan trọng cần tính đến. Ông đánh giá thế nào về vai trò của nguồn lực xã hội hóa, đặc biệt là các tập đoàn, nhà đầu tư có tiềm lực và kinh nghiệm đối với sự phát triển của TPHCM trong tương lai?

Không phải Việt Nam mà ở quốc gia nào cũng thế. Muốn phát triển phải kết hợp vốn của nhà nước, vốn xã hội hóa, kể cả vốn FDI, và vốn quỹ đất. Vốn quỹ đất chính là vốn Nhà nước, vì vậy phát triển TPHCM tôi nghĩ rằng khó mà cũng chẳng khó. Bởi Nhà nước muốn phát triển phải có sự đầu tư về hạ tầng, Nhà nước phải dành quỹ đất để đầu tư cho sự phát triển.

Các doanh nghiệp đầu tư xã hội hóa thì tùy đơn vị có khả năng ở đâu họ đầu tư ở đó. Tôi nghĩ với TPHCM hướng đầu tư xã hội hóa không khó. TPHCM là một thị trường sôi động, vì vậy rất hấp dẫn trong mắt các doanh nghiệp địa phương cũng như những Tập đoàn đến từ phía Bắc. Hiện Quốc hội cũng đã cho TPHCM chính sách đặc biệt để thu hút đầu tư, vấn đề là TPHCM phải quyết liệt triển khai, phải hài hòa lợi ích Nhà nước – Doanh nghiệp để kéo họ về cùng phát triển, tối ưu được kinh nghiệm và nguồn lực từ các tập đoàn lớn trong nước.

Xin cảm ơn ông!

Theo An ninh Tiền tệ


Tin liên quan

Phát triển du lịch "trên bến dưới thuyền" dọc sông Sài Gòn, đại lộ 4-10 làn xe kết nối TPHCM – Củ Chi - Tây Ninh… là những giải pháp đột phá cho TP.HCM

Phát triển du lịch "trên bến dưới thuyền" dọc sông Sài Gòn, đại lộ 4-10 làn xe kết nối TPHCM – Củ Chi - Tây Ninh… là những giải pháp đột phá cho TP.HCM

Tại hội thảo tham vấn định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) giai đoạn 2026 – 2030 do UBND TPHCM tổ chức ngày 24/8, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM nhấn mạnh cần phải bổ sung vào quy hoạch TPHCM tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn, kết nối Bình Dương đến Tây Ninh tạo thành một tuyến du lịch xuyên suốt với vùng Đông Nam Bộ".

Đọc tiếp →

Thủ tướng đồng ý chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển du lịch ở Tây Ninh

Thủ tướng đồng ý chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển du lịch ở Tây Ninh

Việc quyết định chuyển mục đích và tổ chức chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích rừng chỉ được thực hiện sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 19, 23 Luật Lâm nghiệp, đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định có liên quan.

Đọc tiếp →

Tăng tốc các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng Đông Nam bộ

Tăng tốc các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng Đông Nam bộ

Tăng tốc các dự án liên kết vùngĐến nay, hạ tầng giao thông được tỉnh đầu tư ngày càng hoàn thiện, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa Tây Ninh với các tỉnh, thành trong vùng. Qua đó, Tây Ninh đã tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng, các dự án có tính lan tỏa, dẫn dắt phát triển kinh tế - xã hội, phát triển trục hành lang đô thị, công nghiệp. Nhất là cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài; tuyến đường liên tuyến kết nối vùng N8 - 787B – 789, dự án Cao tốc Gò Dầu - Xa Mát - giai đoạn 1 từ Gò Dầu đến thành phố Tây Ninh…Ông Nguyễn Ngọc Châu, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tây Ninh cho biết, đối với Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) vừa được Thủ tướng phê duyệt có tổng chiều dài tuyến gần 51 km. Trong đó, đoạn qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh dài 24,6 km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 26,3 km; quy mô 6 làn xe cao tốc. Dự kiến dự án sẽ chính thức khởi công vào tháng 6/2025 sau khi hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2027.Theo đó, dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng giúp khai thác đồng bộ các tuyến đường vành đai có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh, phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh nói riêng, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ nói chung.Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1, từ Gò Dầu đến thành phố Tây Ninh) là một trong những dự án trọng điểm mà Tây Ninh được Thủ tướng giao làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đọc tiếp →

Tây Ninh: Quý 1/2024, tổng vốn thu hút đầu tư vào các KCN, Khu kinh tế cửa khẩu giảm 26% so với cùng kỳ

Tây Ninh: Quý 1/2024, tổng vốn thu hút đầu tư vào các KCN, Khu kinh tế cửa khẩu giảm 26% so với cùng kỳ

Trong đó có 5 KCN đã được cấp phép thành lập và hoạt động, bao gồm: KCN Trảng Bàng, Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, KCN Chà Là, KCN Phước Đông và KCN Thành Thành Công. Tổng diện tích đất của 5 KCN này là 3.383,07 ha; diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 2.540,1 ha; đã cho thuê 1.709,87 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 67%. Diện tích đất công nghiệp có thể mời gọi đầu tư ngay là khoảng 350 ha (trong đó, lô đất có diện tích lớn nhất khoảng 50 ha) và 1 KCN vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư (KCN Hiệp Thạnh).

Đọc tiếp →

Saigonres đang gom thêm đất ở phía bắc

Saigonres đang gom thêm đất ở phía bắc

Năm vừa qua, Saigonres ghi nhận doanh thu thuần 100 tỷ đồng, chỉ đạt 24% kế hoạch. Tuy nhiên, doanh thu tài chính đạt hơn 102 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi, hợp tác đầu tư và cho vay... Kết quả, doanh nghiệp lãi sau thuế 103 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch cả năm.

Đọc tiếp →

Thời cho các tỉnh công nghiệp hạng hai

Thời cho các tỉnh công nghiệp hạng hai

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang cho thấy sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài. Báo cáo mới nhất của CBRE cho thấy, tại các thị trường cung cấp đất công nghiệp lớn trên cả nước gần như không còn đất để cho thuê.

Đọc tiếp →

Thị trường địa ốc phía Nam ‘vắng bóng’ dự án mới

Thị trường địa ốc phía Nam ‘vắng bóng’ dự án mới

Theo đó, nguồn cung căn hộ tại TPHCM chiếm đa số với hơn 300 căn. Gần 140 căn còn lại chủ yếu tập trung tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy, số lượng căn hộ mở bán trong 2 tháng đầu năm nay vẫn giảm 34% so với cùng kỳ năm 2023.

Đọc tiếp →

Sẽ có 7 tuyến đường sắt đi từ Tp.HCM đến Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Cần Thơ

Sẽ có 7 tuyến đường sắt đi từ Tp.HCM đến Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Cần Thơ

Hiện nay, kết nối giao thông giữa Tp.HCM với 7 tỉnh lân cận chủ yếu mới chỉ dựa vào một số tuyến đường cao tốc như cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối các tỉnh phía Đông; đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận kết nối các tỉnh miền Tây. Các dự án khác như tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành vẫn đang triển khai. Còn cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài, Tp.HCM - Chơn Thành nhanh nhất năm 2025 mới khởi công.

Đọc tiếp →

Tây Ninh bổ sung 232 tỷ đồng cho 8 dự án đầu tư công

Tây Ninh bổ sung 232 tỷ đồng cho 8 dự án đầu tư công

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh Nguyễn Kiên Cường cho biết, hiện nay, tỉnh phát sinh 7 dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương (6 dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, 1 dự án dự kiến hoàn chỉnh thủ tục đầu tư trước ngày 15/3) và 1 dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương (dự kiến hoàn chỉnh thủ tục đầu tư trước 15/3) đủ điều kiện giao kế hoạch vốn năm 2024.

Đọc tiếp →

Nhà vườn Tây Ninh thiết kế phòng ngủ đặc biệt lửng lơ trên mặt nước

Nhà vườn Tây Ninh thiết kế phòng ngủ đặc biệt lửng lơ trên mặt nước

Công trình có tổng diện tích 1300m2 bao gồm khối nhà, bể bơi, hồ nước và sân vườn, đầy đủ công năng cho một ngôi nhà vườn thiên về nghỉ dưỡng cho gia đình 4 người: Vợ chồng trung niên và 2 con.

Đọc tiếp →

Sếp Becamex IDC: Đang nghiên cứu dự án ở Tây Ninh, mục tiêu vốn hóa tối thiểu 5 tỷ USD sau 2025

Sếp Becamex IDC: Đang nghiên cứu dự án ở Tây Ninh, mục tiêu vốn hóa tối thiểu 5 tỷ USD sau 2025

Sáng ngày 3/3, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu. Ông Quảng Văn Viết Cương, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, Mã: BCM), chia sẻ sau gần 5 năm hoạt động theo mô hình cổ phần và đã niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE), Becamex IDC có một hệ sinh thái là đa ngành nghề, đa lĩnh vực.

Đọc tiếp →

GVR sẽ làm khu công nghiệp hơn 495 ha ở Tây Ninh

GVR sẽ làm khu công nghiệp hơn 495 ha ở Tây Ninh

Theo Báo Chính phủ, ngày 3/1,  Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tỉnh Tây Ninh.

Đọc tiếp →

Vùng Đông Nam Bộ có thể mở tuyến quốc lộ dài 164 km, kết nối TP HCM - Tây Ninh

Vùng Đông Nam Bộ có thể mở tuyến quốc lộ dài 164 km, kết nối TP HCM - Tây Ninh

Cụ thể, tuyến quốc lộ 1 (QL 1) đoạn qua địa bàn thành phố dài 50,5 km, điểm đầu cầu Đồng Nai, điểm cuối ranh giới tỉnh Long An; mở rộng đạt cấp I với quy mô 8 làn xe, dự kiến đầu tư trước 2030; đoạn từ cầu Đồng Nai đến nút giao trạm 2 thuộc đường Xa lộ Hà Nội mở rộng quy mô 10 làn xe.

Đọc tiếp →

Tây Ninh: Cảnh hoang tàn của loạt shophouse tại cửa khẩu Mộc Bài

Tây Ninh: Cảnh hoang tàn của loạt shophouse tại cửa khẩu Mộc Bài

Hoạt động từ tháng 1/2006, chuỗi siêu thị miễn thuế Mộc Bài (xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, Tây Ninh) là hệ thống các siêu thị phi thuế quan, nhằm mục đích đưa hàng Việt Nam chất lượng cao giao lưu với thị trường Campuchia tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài.

Đọc tiếp →

Sau Tập đoàn Trung Nam, lộ diện thêm doanh nghiệp muốn tham gia dự án quốc lộ gần 1.000 tỷ đồng mỗi km nối Tp.HCM với Tây Ninh

Sau Tập đoàn Trung Nam, lộ diện thêm doanh nghiệp muốn tham gia dự án quốc lộ gần 1.000 tỷ đồng mỗi km nối Tp.HCM với Tây Ninh

Sau Tập đoàn Trung Nam và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng 168 Việt Nam- Công ty cổ phần xây dựng Đắc Đạo - Công ty TNHH Đồng Thuận Hà thì đã mới đây có thêm một doanh nghiệp vừa đề xuất được tham gia đầu tư dự án mở rộng quốc lộ 22.

Đọc tiếp →

Đề xuất làm đường vành đai 5 Tp.HCM kết nối Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên

Đề xuất làm đường vành đai 5 Tp.HCM kết nối Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên

Theo các chuyên gia, hạ tầng giao thông kết nối giữa Tp.HCM và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ rất yếu và thiếu. Hành lang Đông Nam Bộ là trục kinh tế chính của vùng, nối từ Tây Nguyên qua Bình Dương, Đồng Nai, đến cảng Cái Mép - Thị Vải. Khoảng giữa vành đai 3 và vành đai 4 hiện là khu vực phù hợp nhất để phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng quốc gia và của vùng.

Đọc tiếp →

Khẩn trương triển khai xây dựng đường cao tốc nối Tp.HCM với Tây Ninh

Khẩn trương triển khai xây dựng đường cao tốc nối Tp.HCM với Tây Ninh

Mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Hàng hóa Tp.HCM Bùi Văn Quản chia sẻ, hiện cửa ngõ từ Tp.HCM đi tỉnh Tây Ninh kết nối với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang các nước chưa có đường cao tốc. Do vậy, việc đẩy nhanh đầu tư dự án đường cao tốc này là hết sức cần thiết để đồng bộ với tiến độ khai thác đường Vành đai 3 sắp hoàn thành, tăng liên kết vùng và liên kết giao thông với các nước trong khu vực.

Đọc tiếp →

Tây Ninh sắp khởi công phần còn lại của tuyến đường kết nối vùng hơn 3.400 tỷ đồng

Tây Ninh sắp khởi công phần còn lại của tuyến đường kết nối vùng hơn 3.400 tỷ đồng

Dự án có tổng chiều dài 48 km, qua địa phận TX Trảng Bàng 42 km và huyện Dương Minh Châu 6 km, gồm 3 dự án thành phần là dự án thành phần 1 - tuyến đường N8; dự án thành phần 2 - tuyến ĐT 787B; dự án thành phần 3 - tuyến ĐT 789.

Đọc tiếp →

Tây Ninh: Có tình trạng hiến đất làm đường, nhưng mục đích để phân lô bán nền

Tây Ninh: Có tình trạng hiến đất làm đường, nhưng mục đích để phân lô bán nền

Ngày 8-12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, ông Văn Tiến Dũng, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, đã giải trình nhiều nội dung quan trọng được đại biểu và cử tri tỉnh này quan tâm, liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Đọc tiếp →