Gỡ khó cơ chế vốn sớm triển khai cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Năm 2019, tỉnh Cao Bằng đã mời Tập đoàn Đèo Cả về tham gia nghiên cứu triển khai dự án. Quy hoạch ban đầu sau năm 2030 mới thực hiện. Tuy nhiên, tỉnh Cao Bằng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ triển khai sớm trước năm 2030 để có cơ sở nghiên cứu, triển khai dự án.
Năm 2019, tỉnh Cao Bằng đã mời Tập đoàn Đèo Cả về tham gia nghiên cứu triển khai dự án. Quy hoạch ban đầu sau năm 2030 mới thực hiện. Tuy nhiên, tỉnh Cao Bằng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ triển khai sớm trước năm 2030 để có cơ sở nghiên cứu, triển khai dự án.
Doanh nghiệp này đã đề xuất phương án điều chỉnh hướng tuyến với hầm xuyên núi cùng cầu vượt thung lũng, rút ngắn chiều dài tuyến xuống còn dưới 100km, giảm tổng mức đầu tư xuống còn khoảng 23.000 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với phương án ban đầu.
Tuy nhiên, tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng trong bối cảnh tỉnh Cao Bằng còn khó khăn, bắt buộc nhà đầu tư đề xuất dự án phải tiếp tục có những giải pháp phân kỳ đầu tư với giai đoạn 1 khoảng 14.000 tỷ đồng để việc thực hiện dự án trở nên khả thi. Lưu lượng thấp là một trong những thách thức lớn nhất khiến rất nhiều nhà đầu tư đã bỏ cuộc.
Tại dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh lần đầu tiên đã tổ chức thi tuyển kiến trúc nhằm tạo đòn bẩy cho lưu lượng “biến dòng người thành dòng tiền”, tạo điểm nhấn cảnh quan các công trình đặc biệt như hầm, cầu, nút giao, trạm dừng nghỉ như 1 điểm thăm quan, thu hút du khách, phương tiện… (Ảnh: BNEWS/TTXVN phát).
Với thách thức trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan đã yêu cầu tỉnh Cao Bằng phối hợp cùng nhà đầu tư nghiên cứu điều hướng tuyến nhằm tối ưu bài toán tài chính tổng thể cho phát kinh tế vùng, phải kết nối đến các cửa khẩu, khu kinh tế, dịch vụ.
Có một điểm đáng chú ý đặc biệt, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là dự án “thí điểm” các chính sách PPP (hợp tác công tư) mới. Đây là dự án PPP giao thông đầu tiên thực hiện theo Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ quy định về lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư và sau này cũng là dự án đầu tiên thực hiện theo Luật PPP (Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020). Nhiều vướng mắc khi các thông tư, nghị định chưa hoàn thiện, thủ tục bị kéo dài nhưng Cao Bằng và nhà đầu tư đề xuất dự án đã kiên trì theo đuổi đến cùng.
Tại Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 15/9/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức PPP (dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh) có tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) là 14.331,618 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách nhà nước tham gia trong dự án 6.580 tỷ đồng (gồm vốn ngân sách trung ương là 2.500 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 4.080 tỷ đồng.
Tuy nhiên do đặc thù nhu cầu vận tải giai đoạn đầu của dự án chưa cao; tỷ lệ huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tại các Ngân hàng thương mại ngày càng thắt chặt, lãi suất cho vay cao (khoảng 13%) nên gặp khó khăn về thu xếp nguồn vốn tham gia vào dự án dẫn đến phần vốn của nhà đầu tư dự kiến tham gia vào dự án giảm 3.220 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm 2021 và 2022 do tình hình dịch bệnh COVID - 19 nguồn thu ngân sách tỉnh không đạt kế hoạch nên UBND tỉnh Cao Bằng kiến nghị cấp thẩm quyền cho phép bổ sung phần số vốn còn thiếu của dự án từ nguồn vốn ngân sách trung ương khoảng 3.220 tỷ đồng. Việc tăng phần vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án sẽ dẫn đến tỷ lệ tham gia của nhà nước trong dự án lên khoảng 68,38% tổng mức đầu tư nên UBND tỉnh Cao Bằng kiến nghị Chính phủ bổ sung dự án vào danh mục thí điểm trình Quốc hội cho phép áp dụng chính sách số 1 về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP công trình đường bộ không quá 70% tổng mức đầu tư dự án.
Theo ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, để Cao Bằng phát triển, xóa được đói giảm được nghèo, đời sống nhân dân được nâng lên thì không có một cách nào khác đó là phải tập trung vào những tuyến giao thông, đặc biệt là tuyến đường bộ cao tốc từ Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
“Cao Bằng cần thêm những cơ chế chính sách đủ mạnh để giúp tăng tính khả thi tài chính, hấp dẫn nhà đầu tư, qua đó tổ chức triển khai dự án đảm bảo tiến độ theo quyết định chủ trương đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, ông Hoàng Xuân Ánh cho hay.
Cần phải nói thêm rằng, việc nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào các dự án đầu tư theo phương thức PPP được chọn thí điểm lên không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án (quy định hiện nay là không quá 50%) nhận được nhiều đồng thuận của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) cho rằng, do đặc thù rủi ro cao của các dự án hạ tầng giao thông, nhà nước cần mở rộng biên độ hỗ trợ về tài chính nhằm tăng khả năng về tài chính của dự án, giúp nhà đầu tư sớm hoàn vốn, nhất là đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư triển khai giai đoạn tới nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với các vùng khó khăn.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh thống nhất phương án trình của Chính phủ tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức PPP không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án đề xuất thí điểm.
“Điều này sẽ tạo thêm sức hấp dẫn cho loại dự án này khi phương án tài chính khả thi hơn, rút ngắn thời gian hoàn vốn, tạo động lực thu hút, huy động vốn đầu tư tư nhân trong việc xây dựng các dự án đường bộ, tiết kiệm nguồn lực và bộ máy quản lý nhà nước do chi phí vận hành, bảo trì, khai thác trong vòng đời dự án do nhà đầu tư thực hiện”, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh nhấn mạnh.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn số 9725 /BKHĐT-PTHTĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình theo hình thức BOT và Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo phương thức PPP.
Tại công văn này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng cho phép bổ sung Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trong danh mục dự án được áp dụng thuộc chính sách 1 - tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP công trình đường bộ tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư dự án theo đề xuất của UBND tỉnh Cao Bằng.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thống nhất với UBND tỉnh Cao Bằng về việc kiến nghị ngân sách trung ương hỗ trợ 3.220 tỷ đồng cho dự án tương ứng với phần thiếu hụt và báo cáo Quốc hội cho phép dự kiến từ nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2026 – 2030.
Các chuyên gia giao thông nhìn nhận, Cao Bằng nơi có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 333km, nhưng không có sân bay, cảng biển.
Từ Cao Bằng, muốn tiếp cận các trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội lớn của đất nước không có lựa chọn nào khác ngoài hệ thống giao thông đường bộ với hai tuyến Quốc lộ 3 (Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng) và Quốc lộ 4A (Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng), thời gian di chuyển từ 7 - 8 giờ, qua những khu vực địa hình hiểm trở. Những rào cản của hạ tầng giao thông đã khiến Cao Bằng chưa phát huy được tiềm năng xứng tầm.
Lạng Sơn: Nỗ lực tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng
Trước đó vào tháng 6, Lạng Sơn đã đồng ý chủ trương lập điều chỉnh tổng thể nội dung đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 dự án Khách sạn, sân golf Hoàng Đồng và giao CTCP Quốc tế Lạng Sơn - chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trong tháng 6/2023.
Gỡ khó cho các dự án giao thông trọng điểm tại Lạng Sơn
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều dự án giao thông song có 3 dự án lớn là: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B (đoạn Km3+700 đến Km18 và đoạn Km18-Km80); dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT và dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).
Hai 'đại gia BĐS Hà Nội' cạnh tranh làm khu đô thị nghìn tỷ ở Lạng Sơn
Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị Green Garden tại xã Mai Pha, TP Lạng Sơn và xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc. Theo đó, có 2 nhà đầu tư đăng ký là CTCP Tập đoàn Telin (Telin Group) và liên danh CTCP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) - CTCP Tư vấn và Đầu tư Nam Sơn.
Hai nhà đầu tư 'so găng' tại dự án KĐT 1.240 tỷ đồng ở Lạng Sơn
Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở KH&ĐT tỉnh Lạng Sơn công bố, có 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị Green Garden tại xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn và xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là CTCP Tập đoàn Telin; liên danh CTCP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu - CTCP tư vấn và đầu tư Nam Sơn.
Lạng Sơn khởi công dự án khu đô thị trên 670 tỷ đồng
Dự án nhằm cụ thể hóa Đề án quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng đến năm 2030; xây dựng khu đô thị phục vụ cho nhu cầu đầu tư, đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn đô thị, đảm bảo khớp nối về mặt tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật giữa khu vực lập quy hoạch và các khu vực lân cận, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả bền vững trên cơ sở rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật; phát triển không gian đô thị, nâng cấp đô thị thị trấn Đồng Mỏ từ đô thị loại V lên đô thị loại IV có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm 2030.
Lạng Sơn tìm chủ cho khu đô thị Green Garden hơn 1.200 tỷ đồng
Dự án này có diện tích hơn 37,7 ha; quy mô dân số 5.312 người. Tại đây sẽ xây dựng 157 lô nhà ở liền kề, 274 lô nhà biệt, 194 lô đất nhà vườn, 23 lô nhà ở tái định cư cùng hơn 2,8 ha đất xây nhà ở xã hội. Sau khi hoàn thành, dự án cũng cung cấp một số công trình khác như: hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ, sân golf…
Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030
Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn có diện tích khoảng 39.400 ha, bao gồm: TP Lạng Sơn mở rộng, thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã: Thụy Hùng, Phù Xá, Bảo Lâm, Thạch Đạm, Hồng Phong, Tân Liên, xã Song Giáp, một phần xã Bình Trung thuộc huyện Cao Lộc; các xã Tân Thanh, Tân Mỹ thuộc huyện Văn Lãng, một phần xã Vân An thuộc huyện Chi Lăng; xã Đồng Giáp thuộc huyện Văn Quan.
VSIP có thêm 2 dự án mới tại Lạng Sơn và Bình Thuận
Tại buổi làm việc, hai bên đã công bố các văn kiện ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Singapore, trong đó có biên bản hợp tác phát triển 12 dự án VSIP mới tại nhiều địa phương của Việt Nam (Nam Định, Khánh Hòa, Ninh Bình, Hải Phòng, Tây Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Quảng Ngãi, Thái Bình).
Lạng Sơn muốn bổ sung mới 13 khu công nghiệp, 36 cụm công nghiệp
Theo hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 , tỉnh này dự kiến có 15 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 4.125,2 ha và 37 CCN với tổng diện tích khoảng 1.904,7 ha trên địa bàn.
Lạng Sơn sẽ có khu đô thị Green Garden 1.300 tỷ đồng
Về quy mô, dự án gồm 157 lô nhà ở liền kề, 274 lô nhà biệt, 194 lô đất nhà vườn, 23 lô nhà ở tái định cư cùng hơn 2,8 ha đất xây nhà ở xã hội. Sau khi hoàn thành, dự án cũng cung cấp một số công trình khác như: hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ, sân golf…
Lạng Sơn duyệt khu đô thị mới gần 1.000 tỷ đồng tại phường Đông Kinh
Theo đó, diện tích đất thực hiện dự án là 176.486 m2, diện tích đất xây dựng nhà ở là 44.643 m2. Về nhà ở liền kề, có 386 lô tương ứng với diện tích đất là 32.743 m2, trong đó, nhà đầu tư xây dựng thô, hoàn thiện mặt ngoài đối với 41 căn với diện tích đất là 2.823 m2.
Koji (KPF) muốn làm dự án KĐT hơn 520 tỷ đồng tại Lạng Sơn, hợp tác cùng doanh nghiệp của tân Chủ tịch
Dự án Khu đô thị phía tây thị trấn Bắc Sơn có vị trí tại tỉnh Lạng Sơn, với quy mô 14,4 ha, tổng mức đầu tư dự án là 520,6 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà đầu tư là 156,2 tỷ đồng, vốn vay từ ngân hàng thương mại là 209,4 tỷ đồng.
Năm 2010, CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (APEC Investment, mã chứng khoán: API) đxa khởi công dự án APEC Ngã ba Bắc Nam tại phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên. Cùng năm, CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (mã chứng khoán: IDJ) đã khai trương trung tâm thương mại Grand Plaza tại Hà Nội.
Apec Investment dự kiến khởi công hai dự án tại Bắc Giang, Lạng Sơn vào quý IV, huy động hơn nghìn tỷ rót vào BĐS
Ngày 30/5 vừa qua, CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (Apec Investment, mã chứng khoán: API) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên, qua đó cập nhật về một số dự án bất động sản đang triển khai của doanh nghiệp.
Chủ thương hiệu Gas Thái Dương được chấp thuận làm Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 tại tỉnh Lạng Sơn
Tổng vốn đầu tư của dự án là gần 286 tỷ đồng, gồm 100 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và gần 186 tỷ đồng vốn huy động. Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ thời điểm nhà đầu tư được quyết định chho thuê đất.
Theo quyết định, CTCP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) là nhà đầu tư dự án. Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn (Khu công nghiệp Hữu Lũng) được triển khai ở các xã Hồ Sơn và Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng.
Bắc Giang và Lạng Sơn hợp tác phát triển liên kết vùng
Sau khi các đại biểu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trên các lĩnh vực, hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn đã thống nhất triển khai các biện pháp phối hợp, liên kết phát triển. Theo đó, hai tỉnh tăng cường và mở rộng hợp tác toàn diện, tích cực trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm nhằm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau phát huy tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.
Một doanh nghiệp muốn sáp nhập 2 dự án, tạo quỹ đất công nghiệp hơn 150 ha trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn
CTCP Lideco 1 vừa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tân Hưng, Bắc Giang. Đơn vị tư vấn lập báo cáo là Trung tâm Môi trường Công nghiệp.
Đấu giá 93 thửa đất ở tại huyện Đình Lập, Lạng Sơn, khởi điểm từ 802,9 triệu đồng/thửa
Công ty Đấu giá hợp danh Đông Bắc phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đình Lập tổ chức cho người đăng ký tham gia đấu giá xem tài sản và giấy tờ liên quan trong giờ hành chính các ngày 14, 15, 16/2.