Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Lai Châu

Giao thông là 'chìa khoá' để Lai Châu phát triển, vươn lên

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tư duy phát triển đô thị phố núi của Lai Châu là để tăng quy mô, chuyển đổi nền kinh tế; giữ gìn màu xanh thiên nhiên, nguồn sinh thuỷ, bảo vệ vùng biên cương… (Ảnh: VGP/Minh Khôi).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tư duy phát triển đô thị phố núi của Lai Châu là để tăng quy mô, chuyển đổi nền kinh tế; giữ gìn màu xanh thiên nhiên, nguồn sinh thuỷ, bảo vệ vùng biên cương… (Ảnh: VGP/Minh Khôi).

Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đúng vào năm Lai Châu kỷ niệm 115 năm Ngày thành lập tỉnh (1909 - 2024), 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (1949 - 2024) và 20 năm chia tách, thành lập tỉnh (1/1/2004 - 1/1/2024). Quy hoạch sẽ tạo thêm động lực mới, sức lan tỏa cho Lai Châu bước vào giai đoạn đoạn phát triển mới.

Gìn giữ, bảo vệ vững chắc phên dậu của đất nước

Lai Châu là vùng biên cương, phên dậu của Tổ quốc với 265 km đường biên giới. Tỉnh có tài nguyên đất đai, khoáng sản phong phú, đa dạng, khí hậu mát mẻ quanh năm, có tiềm năng rất lớn về thủy điện và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ của những đỉnh núi mây ngàn, những thác nước ẩn mình trong những cánh rừng nguyên sinh.

Đây là những thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế xanh như du lịch, sản xuất nông nghiệp sinh thái, phát triển kinh tế lâm nghiệp và sản xuất tín chỉ carbon.

Đặc biệt, tài sản quý báu nhất của Lai Châu chính là truyền thống anh hùng cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước cùng với bản sắc văn hóa đặc sắc, đa dạng của 20 dân tộc anh em.

Vượt qua rất nhiều khó khăn, từ một tỉnh nghèo, kém phát triển từ khi chia tách vào ngày 1/1/2004, Lai Châu đã phát huy các lợi thế riêng có để phát triển, tạo nên những đổi thay toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đời sống vật chất và tinh thần của người dân dần được nâng cao.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 20 năm đạt khoảng 9,7%/năm; thu ngân sách trên địa bàn tăng gấp trên 70 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng 21 lần so với năm 2004.

Các lĩnh vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ từng bước phát triển trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Văn hóa - xã hội đã có những bước tiến dài, vững chắc. Đời sống của nhân dân các dân tộc được nâng lên. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được xây dựng vững chắc, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững…

Tỉnh Lai Châu tự hào và vinh dự được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Lai Châu đã đạt được trong suốt chặng đường đã qua.

"Nhân dân cả nước cảm ơn đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu đã gìn giữ, bảo vệ vững chắc phên dậu của đất nước; bảo vệ rừng, bảo vệ mái nhà xanh, lá phổi thiên nhiên, nguồn nước cho các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng", Phó Thủ tướng nói.

Bí thư Tỉnh uỷ Lai Châu Giàng Páo Mỷ giới thiệu với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà một số hình ảnh về quy hoạch của tỉnh Lai Châu. (Ảnh: VGP/Minh Khôi).

Phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 9-11%/năm

Theo Phó Thủ tướng, Lai Châu không có nhiều lợi thế so sánh như các địa phương khác. Khó khăn nhất của Lai Châu là vùng sâu, vùng xa, địa hình chia cắt, thiếu hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng. "Cần đánh giá, nhìn nhận lại tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược của Lai Châu để có sự đầu tư thích đáng, kịp thời", Phó Thủ tướng trao đổi.

Quy hoạch tỉnh Lai Châu với triết lý dựa trên các tiềm năng khác biệt, hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa, hợp lý giữa đô thị và nông thôn; giữa phát triển kinh tế với các khu vực bảo tồn sinh thái để phát triển xanh, nhanh, bền vững; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia và cao nhất là mang tới cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.

Quy hoạch sẽ mở ra những cơ hội, không gian phát triển mới và tạo ra xung lực mới để tỉnh Lai Châu phát triển bứt phá với trọng tâm phát triển theo hướng hài hoà, gắn với điều kiện tự nhiên, sinh thái, bền vững.

"Lai Châu cần xem xét, gắn với Quy hoạch vùng để nhìn thấy định hướng phát triển vùng, nguồn lực đầu tư, trục kết nối nội vùng, hành lang kinh tế, trung tâm động lực của vùng để tạo cộng hưởng, lan toả trong phát triển", Phó Thủ tướng nói.

Lai Châu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 9-11%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 116,6 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ đô thị hóa đạt 40%.

Tầm nhìn đến năm 2050, Lai Châu là tỉnh phát triển xanh, bền vững, văn minh, giàu bản sắc văn hoá, phát triển toàn diện; kết cấu hạ tầng nông thôn được hiện đại hóa, đạt đầy đủ các tiêu chí của nông thôn mới. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đưa Lai Châu trở thành tỉnh có kinh tế, xã hội trên mức trung bình của cả nước.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu cho lãnh đạo tỉnh Lai Châu. (Ảnh: VGP/Minh Khôi).

Phát triển đô thị để tăng quy mô nền kinh tế

Chia sẻ một số suy nghĩ về thực hiện Quy hoạch tỉnh Lai Châu trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Quy hoạch của tỉnh chỉ mang tính chiến lược, tỉnh cần rà soát, lập các quy hoạch chi tiết xác định không gian phát triển cũng như đặt trong mối quan hệ, tư duy kết nối với quy hoạch vùng trung du miền núi phía bắc, cũng như với các vùng khác để Lai Châu tiếp nối, tận dụng phát triển.

Về định hướng phát triển mạng lưới đô thị, nông thôn, Phó Thủ tướng cho rằng việc phát triển các đô thị, khu công nghiệp, vùng nông nghiệp quy mô lớn ở Lai Châu là rất khó khăn phải tìm ra những đặc điểm, giá trị riêng của những thung lũng, những đỉnh núi cao, những cánh rừng nguyên sinh, tôn vinh những giá trị nhân tạo "lấp ló" trong thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ.

"Lai Châu phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong quá trình lập quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn Việt Nam để phân vùng không gian đô thị, nông thôn trên địa bàn. Đồng thời bám sát Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, phát triển các đô thị trung tâm, động lực, vệ tinh gắn với chức năng riêng biệt như là quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ, công nghiệp.

"Tư duy phát triển đô thị phố núi của Lai Châu là để tăng quy mô nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế; giữ gìn màu xanh thiên nhiên, nguồn sinh thuỷ, bảo vệ vùng biên cương… dựa vào địa hình, cảnh quan thiên nhiên, phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu", Phó Thủ tướng nói.

Nhấn mạnh giao thông là chìa khóa phát triển của Lai Châu, Phó Thủ tướng "đặt hàng" Lai Châu trao đổi, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, địa phương ưu tiên phát triển một số tuyến đường, công trình giao thông kết nối liên tỉnh, nội vùng, liên vùng như đường cao tốc Tây Bắc, sân bay Lai Châu mang tính động lực cho cả vùng. Từ đó, "đánh thức" tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên… để hấp dẫn các nhà đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, dược liệu; du lịch sinh thái, văn hoá, nông nghiệp, lâm nghiệp.

Với trữ lượng tiềm năng về đất hiếm phục vụ công nghiệp bán dẫn, pin năng lượng, Phó Thủ tướng đề nghị Lai Châu quản lý thật tốt, tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô mà đầu tư bài bản, chiến lược cho ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu, kết hợp với các tuyến giao thông, hạ tầng logistics nhằm nâng cao giá trị.

"Lai Châu phải giữ được rừng để giữ nguồn nước, thuỷ điện, để phát triển nông nghiệp, dược liệu, du lịch, dịch vụ rừng, tín chỉ carbon", Phó Thủ tướng nói, và đề nghị Lai Châu quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái; du lịch; quản lý, khai thác, chế biến đất hiếm.

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu trao quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư cho một số dự án tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh: VGP/Minh Khôi).

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển Lai Châu nói riêng và toàn vùng trung du - miền núi phía bắc, rút ngắn khoảng cách với các địa phương miền xuôi là nhiệm vụ của không chỉ riêng địa phương, mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan và mỗi chúng ta.

"Cùng với sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và khát khao vươn lên của nhân dân, tỉnh Lai Châu sẽ bước vào chặng đường phát triển mới; sớm đạt mục tiêu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện, giữ vững phên dậu của Tổ quốc", Phó Thủ tướng nói.

Theo Báo Chính phủ


Tin liên quan

Sắp xây Hầm Hoàng Liên 3.300 tỷ đồng, thời gian di chuyển từ Tam Đường qua Sa Pa rút ngắn còn 11 phút

Sắp xây Hầm Hoàng Liên 3.300 tỷ đồng, thời gian di chuyển từ Tam Đường qua Sa Pa rút ngắn còn 11 phút

Là tỉnh biên giới miền núi Tây Bắc, Lai Châu nằm ở vị trí khá xa các cực tăng trưởng lớn của đất nước và điều kiện kết nối về giao thông còn chưa được đồng bộ, thuận lợi. Địa phương này hiện chỉ có Quốc lộ 4D có tể kết nối với các hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội và tam giác tăng trưởng Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đọc tiếp →

Sắp làm tuyến đường xuyên rừng gần 23 km kết nối Sơn La - Lai Châu

Sắp làm tuyến đường xuyên rừng gần 23 km kết nối Sơn La - Lai Châu

Với mục tiêu hình thành cung đường kết nối giao thông giữa hai tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu, vào tháng 4/2023, HĐND tỉnh Sơn La đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án ĐT.107C (từ xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đến xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu). Đến tháng 5/2023, dự án này đã được phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Đọc tiếp →

Xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện

Xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện

Theo Quyết định, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Lai Châu, quy mô 9.068,73 km2 gồm 8 đơn vị hành chính: Thành phố Lai Châu, các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Mường Tè.

Đọc tiếp →

Tiến độ dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc qua Lai Châu bị chậm

Tiến độ dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc qua Lai Châu bị chậm

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận những nỗ lực của chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án 2), các nhà thầu đã khắc phục khó khăn về thời tiết, mặt bằng để triển khai thi công đồng loạt 5 gói thầu (XL04,05,06,07,08) trên hiện trường thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu, song, theo đánh giá, đến nay một số gói thầu chưa đáp ứng tiến độ đề ra. Khối lượng công việc theo kế hoạch năm 2023 và các năm tiếp theo còn lại rất lớn.

Đọc tiếp →

Thủ tướng: Làm bằng được các công trình hạ tầng lớn để kết nối Lai Châu với trong nước và quốc tế

Thủ tướng: Làm bằng được các công trình hạ tầng lớn để kết nối Lai Châu với trong nước và quốc tế

Sáng 19/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đến nay và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Đọc tiếp →

Khởi sắc các bản tái định cư ở Lai Châu

Khởi sắc các bản tái định cư ở Lai Châu

kinh tế - xã hội ở các bản tái định cư trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang ngày càng khởi sắc và người dân gắn bó hơn với nơi ở mới. Một mùa Xuân mới lại về, cùng với người dân muôn nơi, đồng bào các dân tộc ở những bản tái định cư tỉnh Lai Châu đang phấn khởi đón năm mới bình an, may mắn và phát triển.

Đọc tiếp →

Huyện Mường Tè, Lai Châu đấu giá 25 thửa đất ở mặt đường, khởi điểm từ 20,31 triệu đồng/thửa

Huyện Mường Tè, Lai Châu đấu giá 25 thửa đất ở mặt đường, khởi điểm từ 20,31 triệu đồng/thửa

Cụ thể là quyền sử dụng của 12 thửa đất ở đô thị bám đường Võ Nguyên Giáp và 7 thửa đất ở nông thôn tại xã Can Hồ, 6 thửa đất ở nông thôn tại xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Diện tích các thửa đất từ 126 m2 đến 295 m2.

Đọc tiếp →

Thêm gói thầu dự án kết nối giao thông phía bắc hoàn thành đấu thầu

Thêm gói thầu dự án kết nối giao thông phía bắc hoàn thành đấu thầu

Theo đó, nhà thầu trúng thầu thi công gói XL-04 của dự án là CTCP Tập đoàn CIENCO4; giá trúng thầu (đã bao gồm thuế VAT, chi phí dự phòng và khoản tạm tính) là hơn 331 tỷ đồng; loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thời gian thực hiện hợp đồng 24 tháng.

Đọc tiếp →

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Lai Châu

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Lai Châu

Theo đó, Kế hoạch đưa ra các chỉ tiêu phát triển chủ yếu đến năm 2025 gồm tốc độ tăng trưởng GRDP 9 - 10%/năm; GRDP bình quân đầu người 65 triệu đồng; về cơ cấu kinh tế, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 12,44%; công nghiệp xây dựng 42,42%; dịch vụ 36,43%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8,71%;

Đọc tiếp →

Giao Lai Châu chủ động nghiên cứu khả năng huy động nguồn vốn đầu tư sân bay Lai Châu

Giao Lai Châu chủ động nghiên cứu khả năng huy động nguồn vốn đầu tư sân bay Lai Châu

Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch Cảng hàng không Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, UBND tỉnh Lai Châu thống nhất với Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao UBND tỉnh Lai Châu là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án đầu tư Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức đối tác công tư theo đúng quy định.

Đọc tiếp →

Dự kiến khởi công 4 sân bay cuối 2022 và đầu 2023

Dự kiến khởi công 4 sân bay cuối 2022 và đầu 2023

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, từ kết quả nghiên cứu quy hoạch hệ thống cảng hàng không (CHK), sân bay thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã xây dựng 6 tiêu chí chính (22 tiêu chí chi tiết) để đánh giá, bổ sung CHK mới.

Đọc tiếp →

Doanh nghiệp nhà Hưng Hải Group muốn làm sân bay ở Lai Châu

Doanh nghiệp nhà Hưng Hải Group muốn làm sân bay ở Lai Châu

Sáng ngày 27/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Lễ công bố Biên bản ghi nhớ (MOU), Biên bản hợp tác (MOC) và Thư bày tỏ quan tâm tài trợ cung cấp tài chính cho các dự án phát triển vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai.

Đọc tiếp →

Lai Châu chuyển 9 ha rừng xây KĐT Thiên đường Mắc Ca của Him Lam

Lai Châu chuyển 9 ha rừng xây KĐT Thiên đường Mắc Ca của Him Lam

Khu đô thị Thiên đường Mắc Ca được UBND tỉnh Lai Châu duyệt quy hoạch vào tháng 6/2020, tổng mức đầu tư 763 tỷ đồng. Dự án có quy mô gần 42 ha, thuộc địa giới hành chính phường Tân Phong, TP Lai Châu và xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường. Phía đông giáp trung tâm TP Lai Châu, các phía còn lại giáp núi rừng hiện hữu.

Đọc tiếp →

Lai Châu thông qua quy hoạch Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng Vườn Địa Đàng hơn 106 ha

Lai Châu thông qua quy hoạch Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng Vườn Địa Đàng hơn 106 ha

Mục tiêu quy hoạch nhằm phát triển du lịch Lai Châu, tập trung các loại hình du lịch kết hợp xây dựng quần thể du lịch nghỉ dưỡng với việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng. Tính chất là quy hoạch khu chức năng quần thể du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại và dịch vụ.

Đọc tiếp →

Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (8-14/8): Lập 5 quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn, nhập toàn bộ thị xã Cửa Lò vào TP Vinh

Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (8-14/8): Lập 5 quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn, nhập toàn bộ thị xã Cửa Lò vào TP Vinh

Cụ thể, phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 thuộc địa giới hành chính các xã Phù Linh, Tiên Dược, Mai Đình và thị trấn Sóc Sơn. Diện tích đất lập quy hoạch khoảng 625,15 ha; tính chất là trung tâm của huyện với các chức năng hành chính chính trị, quảng trường, công viên cây xanh đô thị, khu trung tâm thương mại tài chính và dịch vụ, bảo tàng, nhà hát.

Đọc tiếp →

Đề xuất xây sân bay Lai Châu theo hình thức PPP

Đề xuất xây sân bay Lai Châu theo hình thức PPP

UBND tỉnh Lai Châu vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo hình thức PPP và giao cho tỉnh này làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án, thông tin từ Báo Đầu tư.

Đọc tiếp →

Him Lam gặp khó tại khu đô thị 42 ha ở Lai Châu

Him Lam gặp khó tại khu đô thị 42 ha ở Lai Châu

Đến ngày 6/6, Trung tâm Phát triển quỹ đất nhận thêm 6 hồ sơ đã xác minh xong từ UBND phường Tân Phong; Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đã phối hợp với UBND phường Tân Phong và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, sớm trình ban hành công khai dự thảo phương án bồi thường…

Đọc tiếp →

Bộ trưởng GTVT thông tin về ba dự án sân bay cùng loạt dự án cao tốc khu vực Tây Bắc

Bộ trưởng GTVT thông tin về ba dự án sân bay cùng loạt dự án cao tốc khu vực Tây Bắc

Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại trực tiếp với nông dân Việt Nam, với chủ đề "Tiếp sức, hỗ trợ nông dân phục hồi, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững" diễn ra sáng 29/5 tại TP Sơn La, đại biểu nông dân Hoàng Văn Chất đã đặt câu hỏi về định hướng phát triển giao thông vùng Tây Bắc trong thời gian tới, theo Báo Chính phủ.

Đọc tiếp →

Xây hầm đường bộ 3.300 tỷ đồng qua đèo Hoàng Liên, nối Lai Châu với Lào Cai

Xây hầm đường bộ 3.300 tỷ đồng qua đèo Hoàng Liên, nối Lai Châu với Lào Cai

Vị trí xây dựng hầm nằm trên đèo Hoàng Liên có độ cao 2.094 m so với mực nước biển, sẽ thay thế 22 km đường đèo nguy hiểm nhất trên quốc lộ 4D, rút ngắn thời gian di chuyển qua đèo từ 52 phút với xe con và khoảng 120 phút với các xe tải, xe container xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng xuống còn 11 phút.

Đọc tiếp →