Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Kon Tum

Kon Tum kỳ vọng từ hai tuyến cao tốc sắp hình thành

Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Cục đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đưa tuyến tuyến cao tốc Ngọc Hồi – Kon Tum – Pleiku vào kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2026 – 2030. Qua đó, góp phần đạt mục tiêu có 5.000 km đường cao tốc theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Cục đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đưa tuyến tuyến cao tốc Ngọc Hồi – Kon Tum – Pleiku vào kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2026 – 2030. Qua đó, góp phần đạt mục tiêu có 5.000 km đường cao tốc theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Theo ông Nguyễn Việt Cường, tuyến cao tốc Ngọc Hồi – Kon Tum – Pleiku là một trong những đoạn nằm trong tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây, nên Bộ Giao thông Vận tải xác định sẽ là trọng tâm để nghiên cứu đầu tư trong giai đoạn trung hạn 2026 – 2030. Sau khi nhận đề nghị của Cục Đường cao tốc Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu, xem xét đối với dự án này.

Đối với việc bổ sung quy hoạch cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum vào mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, định hướng 2050, ông Nguyễn Việt Cường cho biết đã bổ sung xong, hiện đang xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn tất thủ tục bổ sung.

Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bố trí kinh phí thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư tuyến cao tốc Ngọc Hồi - Kon Tum – Pleiku. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Kon Tum nói riêng, thúc đẩy giao thương tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia nói chung. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bổ sung quy hoạch đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, với mục đích tạo động lực phát triển hành lang kinh tế Bờ Y - Kon Tum - Măng Đen - Quảng Ngãi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Thực tế, điều kiện tự nhiên có nhiều đồi núi, cộng với việc cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ khiến tỉnh Kon Tum gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút “đại bàng” về “làm tổ”. Đơn cử, năm 2020, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn, tỉnh Kon Tum từng đưa ra đề nghị CTCP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp phát triển ngành nông nghiệp – ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, đại diện của DOVECO khi đó đã từ chối, phần vì cơ sở hạ tầng chưa phát triển, khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm, phần vì doanh nghiệp này đã có nhà máy chế biến tại tỉnh Gia Lai.

Hiện nay, việc giao thương của tỉnh Kon Tum chủ yếu theo tuyến Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh), Quốc lộ 24 và Quốc lộ 19 thông qua tỉnh Gia Lai. Cả ba tuyến Quốc lộ này đều là tuyến huyết mạch, nối Kon Tum với các tỉnh khác và thông thương hàng hóa xuống các cảng biển phía Đông như Dung Quất, Đà Nẵng hay Quy Nhơn. Thế nhưng, cả ba tuyến đường này đều có các cung đường đèo, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa là đèo Lò Xo, đèo Violak và đèo An Khê.

Việc khó thu hút được các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược về với tỉnh đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của Kon Tum. Mặc dù năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 7,32%, cao nhất của khu vực Tây Nguyên, song thu ngân sách của tỉnh chỉ đạt 4.200 tỷ đồng. Ông Trần Việt Hùng, Phó phòng Quản lý ngân sách địa phương - Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, mức thu ngân sách của tỉnh Kon Tum chỉ tăng trưởng 2 – 3% so với năm 2022. Đây là mức tăng trưởng thấp, vì đa số các tỉnh, thành trong cả nước đều có mức tăng trưởng 7% trở lên. Đáng nói, khoảng 50% thu ngân sách của Kon Tum đến từ các thủy điện, điều này cho thấy kinh tế của Kon Tum còn khá đơn điệu, các ngành công nghiệp – dịch vụ chưa phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum đang phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, với quy mô khoảng 16.000 ha. Đây được kỳ vọng là khu vực giao thương chính trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Tuy nhiên, tuyến đường nối từ Khu kinh tế này với các khu vực khác đang có dấu hiệu xuống cấp, quá tải, khó có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, thương mại, dịch vụ trong thời gian tới.

Có thể thấy, việc sớm triển khai đầu tư hai tuyến cao tốc Ngọc Hồi – Kon Tum – Pleiku và Kon Tum – Quảng Ngãi sẽ giúp hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Kon Tum được phát triển, rút ngắn thời gian và thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển hàng hóa. Khi có hai tuyến cao tốc, Kon Tum mới có thể mời gọi được “đại bàng” về làm tổ, phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp, phát triển đa ngành nghề, tạo được nhiều việc làm cho người dân bản địa, cuộc sống nhân dân ngày càng phát triển.

Ông Đàm Phúc Tuyên, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum khẳng định, việc đầu tư xây dựng hai tuyến cao tốc Ngọc Hồi - Kon Tum – Pleiku và Kon Tum – Quảng Ngãi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. Các tuyến cao tốc sẽ giúp kết nối Kon Tum với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên cũng như khu vực duyên hải miền Trung; rút ngắn thời gian di chuyển từ các tỉnh bạn; bước đầu hình thành hai hành lang kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây, khi kết hợp với hai tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku và Đà Nẵng - Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y.

Đặc biệt, tuyến cao tốc Ngọc Hồi – Kon Tum – Pleiku còn mang đến giá trị to lớn hơn khi kết nối Kon Tum với các tỉnh của hai nước bạn Lào và Campuchia, giúp việc giao thương giữa ba nước thuận lợi hơn, góp phần vun đắp tình hữu nghị và xây dựng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia ngày càng phồn thịnh. 

Theo TTXVN


Tin liên quan

Kon Tum xây dựng 9 cụm công nghiệp mới quy mô 600 ha

Kon Tum xây dựng 9 cụm công nghiệp mới quy mô 600 ha

UBND tỉnh Kon Tum vừa phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến năm 2040. Theo quy hoạch, thành phố Kon Tum gồm 21 đơn vị hành chính (10 phường và 11 xã) với diện tích là 43.601,18ha. Phía Bắc giáp huyện Đăk Hà, phía Nam giáp huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp huyện Kon Rẫy, phía Tây giáp huyện Sa Thầy.

Đọc tiếp →

TP Kon Tum sẽ có 3 tuyến đường vành đai, làm khu đô thị 5.200 ha dọc bờ sông Đăk Bla

TP Kon Tum sẽ có 3 tuyến đường vành đai, làm khu đô thị 5.200 ha dọc bờ sông Đăk Bla

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh này vừa phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến năm 2040. Theo đó, TP Kon Tum sẽ phát triển theo hướng 3 đường vành đai và 6 vùng phát triển.  

Đọc tiếp →

Toà nhà 8 tầng tại phố Ngụy Như Kon Tum (Hà Nội) đang được rao bán với giá khởi điểm từ 20,5 tỷ đồng

Toà nhà 8 tầng tại phố Ngụy Như Kon Tum (Hà Nội) đang được rao bán với giá khởi điểm từ 20,5 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa có thông báo về việc bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là 1 ngôi nhà 8 tầng có địa chỉ lô 12 tập thể B15 Bộ Công an (nay là số 17 ngõ 68, phố Ngụy Như Kon Tum), phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội nhằm thu hồi nợ vay.

Đọc tiếp →

Cận cảnh nhà ở xã hội, khu tái định cư ở Kon Tum bị bỏ hoang

Cận cảnh nhà ở xã hội, khu tái định cư ở Kon Tum bị bỏ hoang

Năm 2018, UBND tỉnh Kon Tum thống nhất đầu tư Dự án nhà ở xã hội - nhà ở tái định cư (Khu đô thị Nam Đăk Bla); đến tháng 12/2019, dự án được triển khai với tổng mức đầu tư ban đầu 128 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 8/2020, Ban Quản lý các dự án 98 có đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án với tổng mức đầu tư rút lại còn hơn 76 tỷ đồng. Ảnh: Thái Lâm.

Đọc tiếp →

Cận cảnh nhà ở xã hội, khu tái định cư không người ở

Cận cảnh nhà ở xã hội, khu tái định cư không người ở

Dự án nhà ở xã hội - nhà ở tái định cư (Khu đô thị Nam Đăk Bla, TP Kon Tum) được UBND tỉnh Kon Tum thống nhất chủ trương đầu tư vào năm 2018. Dự án được triển khai từ tháng 12/2019 với tổng mức đầu tư ban đầu là 128 tỷ đồng. Dự án có quy mô 2 tòa nhà 9 tầng, phục vụ cho 192 hộ/768 người (ước tính 4 người/hộ), tổng diện tích sàn mỗi tòa khoảng 8.856,5 m2.

Đọc tiếp →

Kon Tum quy hoạch ba hành lang kinh tế

Kon Tum quy hoạch ba hành lang kinh tế

Cùng với đó, tỉnh này sẽ phát triển du lịch với nhiều loại hình theo định hướng "ba quốc gia, một điểm đến"; sản phẩm dịch vụ với trọng tâm là du lịch sinh thái, nông nghiệp; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch chuyên đề khác.

Đọc tiếp →

Quy hoạch Măng Đen trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc gia

Quy hoạch Măng Đen trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc gia

Quan điểm lập quy hoạch nhằm phát triển Khu du lịch Măng Đen đạt các tiêu chí của Khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ quốc gia và là điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.

Đọc tiếp →

Khu biệt thự Măng Đen chậm triển khai hàng chục năm ở Kon Tum vừa được gia hạn tiến độ

Khu biệt thự Măng Đen chậm triển khai hàng chục năm ở Kon Tum vừa được gia hạn tiến độ

UBND tỉnh Kon Tum vừa qua đã cho phép gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng đối với diện tích đất được UBND tỉnh Kon Tum cho CTCP Măng Đen thuê đất để xây dựng Khu biệt thự du lịch sinh thái Măng Đen. Thời gian gia hạn tiến độ sử dụng đất là 24 tháng tính kể từ ngày 2/11.

Đọc tiếp →

Tỉnh Kon Tum giải trình khu "đất vàng" được chia nhỏ cho thuê

Tỉnh Kon Tum giải trình khu "đất vàng" được chia nhỏ cho thuê

Ngày 4-11, nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động cho biết ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, đã ký văn bản kiến nghị Thanh tra Chính phủ xem xét một số nội dung liên quan dự án đầu tư xây dựng siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP Kon Tum.

Đọc tiếp →

Những khu tái định cư vắng bóng người dân

Những khu tái định cư vắng bóng người dân

Trận lũ lịch sử năm 2009 đã khiến nhiều nhà cửa, tài sản của dân làng Đăk Đoát (xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) bị nước cuốn trôi. Để bảo đảm an cư cho các hộ dân, năm 2010, chính quyền huyện Đăk Glei đã chi 16 tỉ đồng xây khu tái định cư với 64 ngôi nhà (diện tích từ 24 m2 trở lên) trên khu đất khoảng 2 ha tại thôn Măng Rao, xã Đăk Pét.

Đọc tiếp →

Khó hiểu lô "đất vàng" được UBND tỉnh Kon Tum chia nhỏ cho thuê

Khó hiểu lô "đất vàng" được UBND tỉnh Kon Tum chia nhỏ cho thuê

Năm 2016, UBND tỉnh Kon Tum giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tổ chức xác định giá trị tài sản còn lại trên diện tích đất này nhằm tạo mặt bằng sạch phục vụ đấu giá đất, tham mưu phương án đấu giá quyền thuê đất.

Đọc tiếp →

Thủ tướng đồng ý bổ sung sân bay Măng Đen vào quy hoạch

Thủ tướng đồng ý bổ sung sân bay Măng Đen vào quy hoạch

Sáng nay 20/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác dã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh, theo Báo Chính phủ.

Đọc tiếp →

Kon Tum đề xuất xây sân bay Măng Đen theo phương thức PPP

Kon Tum đề xuất xây sân bay Măng Đen theo phương thức PPP

Thông tin từ Báo Chính phủ, ngày 19/8, trong chương trình công tác tại Kon Tum, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát thực tế, nghe báo cáo và làm việc về một số dự án trọng điểm trên địa bàn, đặc biệt là về định hướng phát triển khu du lịch quốc gia Măng Đen.

Đọc tiếp →

Kon Tum gọi vốn 8.000 tỷ đồng xây dựng tổ hợp khu đô thị du lịch ở Măng Đen

Kon Tum gọi vốn 8.000 tỷ đồng xây dựng tổ hợp khu đô thị du lịch ở Măng Đen

Theo kế hoạch trên, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh sẽ kêu gọi đầu tư cho tổng cộng 154 dự án trên địa bàn tỉnh, trong các lĩnh vực như nông, lâm nghiệp, công nghiệp, văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch và lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị với số tiền dự kiến kêu gọi đạt 80.920 tỷ đồng.

Đọc tiếp →

Lời giải nào cho 'tái định cư thủy điện' - Bài 2: Chính sách tái định cư chưa phù hợp

Lời giải nào cho 'tái định cư thủy điện' - Bài 2: Chính sách tái định cư chưa phù hợp

Theo đánh giá của các chuyên gia và các sở, ngành của tỉnh Kon Tum, chính sách tái định cư hiện còn nhiều lỗ hổng, chưa triệt để. Chính điều đó đã khiến ở một số nơi, người dân tái định cư rời vào tình cảnh khó khăn.

Đọc tiếp →

Lời giải nào cho 'tái định cư thủy điện' - Bài 1: 'Lay lắt' tái định cư thủy điện

Lời giải nào cho 'tái định cư thủy điện' - Bài 1: 'Lay lắt' tái định cư thủy điện

Theo thống kê, tỉnh Kon Tum có 81 vị trí thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch, tổng công suất lắp máy 870,6MW; trong đó, có 5 dự án thủy điện gây ảnh hưởng, phải thực hiện di dân, tái định cư là Yaly, Plei Krông, Đăk Đrinh, Thượng Kon Tum và Đăk Mi 1. Hiện tỉnh đã xây dựng nhà ở để chuyển toàn bộ 3.060 hộ dân thuộc diện tái định cư về nơi ở mới; giao hơn 3.300 ha đất cho gần 3.000 hộ.Tuy vậy, những khu tái định cư do ảnh hưởng của các thủy điện chưa thực sự giúp cho bà con “định cư”, bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đẩy một số khu tái định cư vào cảnh hoang tàn, ít người sinh sống.Bài 1: “Lay lắt” tái định cư thủy điệnTheo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, thu nhập bình quân đầu người tại các khu tái định cư thủy điện đạt 25 triệu đồng/người/năm; còn 162 hộ tái định cư thuộc diện nghèo, chiếm 5,2% tổng số hộ tái định cư của tỉnh. Tuy con số này không quá lớn, song số lượng cận nghèo lại khá cao. Cùng với đó, việc không đảm bảo được các điều kiện sinh hoạt cũng khiến người dân không quá mặn mà với nơi ở mới hay việc làm thiếu ổn định cũng khiến các khu tái định cư thủy điện dần trở nên “lay lắt”.Từ nghèo đói, hoang tànDự án Quy hoạch bố trí dân cư tại xã Đăk Hring (nay là thôn tái định cư Pa Cheng, xã Đăk Long), huyện Đăk Hà được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt từ cuối năm 2009, được kéo dài đến hết năm 2018. Tổng diện tích quy hoạch của dự án là 690 ha; trong đó, đất quy hoạch điểm dân cư là 110 ha, quy hoạch đất sản xuất 580 ha. Dự án sẽ bố trí ổn định dân cư cho 300 hộ với 1.500 nhân khẩu, thiếu đất sản xuất do ngập lòng hồ thủy điện Plei Krông. Tổng mức vốn đầu tư của dự án gần 149 tỷ đồng.Tuy nhiên, trong số hơn 300 hộ dân thuộc diện di dời đến thôn tái định cư Pa Cheng, đến nay, mới chỉ có 126 hộ với 647 nhân khẩu đến nơi ở mới. Trong số đó, chỉ có 74 hộ ở cố định tại khu tái định cư, còn 42 hộ chỉ lên canh tác nông nghiệp rồi lại quay về làng cũ sinh sống.

Đọc tiếp →

Đà Nẵng quy hoạch thêm tuyến đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum

Đà Nẵng quy hoạch thêm tuyến đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum

Theo đó, Đà Nẵng sẽ quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao và đường sắt thường quốc gia đi cùng hành lang, chạy song song đường cao tốc về phía đông; quy hoạch tuyến đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum kết nối với tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam tại ga Đà Nẵng mới.

Đọc tiếp →

Thu hồi đất làm nhiều dự án BĐS tại Kon Tum năm 2023

Thu hồi đất làm nhiều dự án BĐS tại Kon Tum năm 2023

Theo đó, 4 dự án (24,63 ha) đầu tư công thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất; 311 dự án (902,51 ha) đầu tư công không thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất; và 36 dự án (932,05 ha) đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.

Đọc tiếp →

Kon Tum: Nhiều dự án sai phạm, bất ổn từ phân khúc đất đấu giá đến BĐS công nghiệp

Kon Tum: Nhiều dự án sai phạm, bất ổn từ phân khúc đất đấu giá đến BĐS công nghiệp

Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận thanh tra về quản lý, sử dụng đất và quản lý, đầu tư xây dựng; thanh tra dự án có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 1/1/2016 đến 31/12/2019.

Đọc tiếp →