Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Cao Bằng

Đã chọn được nhà đầu tư, chuẩn bị khởi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng cho biết, năm 2016, dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) được Chính phủ đưa vào quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam định hướng đến năm 2030 triển khai với tổng mức đầu tư trên 47.000 tỷ đồng. Với tổng vốn đầu tư dự án quá lớn so với khả năng của địa phương, đồng thời, khả năng thu hồi vốn chậm do lưu lượng vận tải dự kiến thấp, nên trong suốt thời gian dài sau đó, tỉnh không thể tìm kiếm được nhà đầu tư.

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện nhiều đối tác của Tập đoàn Đèo Cả là các nhà thầu, các trường đại học, cao đẳng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng cho biết, năm 2016, dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) được Chính phủ đưa vào quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam định hướng đến năm 2030 triển khai với tổng mức đầu tư trên 47.000 tỷ đồng. Với tổng vốn đầu tư dự án quá lớn so với khả năng của địa phương, đồng thời, khả năng thu hồi vốn chậm do lưu lượng vận tải dự kiến thấp, nên trong suốt thời gian dài sau đó, tỉnh không thể tìm kiếm được nhà đầu tư.

“Từ năm 2018, Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất và đồng hành cùng tỉnh Cao Bằng triển khai nghiên cứu dự án một cách tổng thể, bài bản và dự án đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Với việc tối ưu hóa phương án tuyến bằng cách điều chỉnh hướng, xây dựng các công trình hầm giao thông xuyên núi, cầu cạn vượt địa hình nhằm giảm chiều dài tuyến cao tốc, giảm chi phí đầu tư và kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, đến nay, tổng chiều dài tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo khảo sát, nghiên cứu đề xuất của Tập đoàn Đèo Cả đã rút ngắn xuống còn 121 km so với 144 km theo quy hoạch (giảm 23 km). Tổng vốn đầu tư dự án sẽ còn hơn 23.000 tỷ đồng, giảm trên 50% chi phí đầu tư so với tổng vốn đầu tư dự kiến quy hoạch trước đó”, Bí thư Tỉnh uỷ Trần Hồng Minh thông tin.

Cũng theo ông Trần Hồng Minh, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thể hiện cam kết, quyết tâm của tỉnh đối với việc triển khai thực hiện cao tốc, Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành các văn bản, nghị quyết cam kết bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương để đầu tư cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, tập thể lãnh đạo Ban chỉ đạo dự án đầu tư cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành chức năng, đến ngày 10/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1212/QĐ-TTg, chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), mở ra cơ hội lớn để Cao Bằng hiện thực hóa tuyến đường.

“Để triển khai dự án, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 15/9/2023. Đồng thời, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 27/11/2023. Đặc biệt, ngày 28/11 vừa qua, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Trong đó, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (giai đoạn 1) được tăng tỷ lệ phần vốn Nhà nước lên không quá 70%. Đây là nghị quyết có ý nghĩa vô cùng quan trọng để dự án được triển khai trong thời gian tới”, Bí thư Trần Hồng Minh nhấn mạnh.

Theo Bí thư Trần Hồng Minh, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức lễ khởi công dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, dự kiến đầu Xuân 2024.

Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả - Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 568 đã được lựa chọn là nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh theo phương thức đối tác công – tư (PPP) giai đoạn 1.

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho biết: Là nhà đầu tư thực hiện dự án, với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án khó trong những năm qua, Tập đoàn Đèo Cả ý thức được những thách thức, khó khăn còn ở phía trước khi thực hiện dự án này. Do vậy các bên cần cùng nhau vừa làm, vừa học, vừa tháo gỡ vướng mắc cơ chế chính sách để đưa dự án về đích đúng yêu cầu.

Giới thiệu về mô hình huy động vốn “3P+”, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cho biết: Phương thức thực hiện dự án “3P+” là giải pháp đúc kết kinh nghiệm 15 năm của Tập đoàn đã đầu tư, thi công, quản lý vận hành các dự án giao thông quy mô lớn được triển khai theo phương thức đầu tư PPP, đầu tư công. Đó là phương thức tổ chức mà nhà thầu thi công dự án đồng thời là nhà đầu tư, cùng triển khai thi công dự án theo mô hình tổng thầu EC và EPC thay vì các nhà thầu đơn lẻ.

Dựa trên cơ sở pháp lý và đặc thù dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là dự án khó, phức tạp về quy mô, điều kiện tự nhiên, kiểm soát sử dụng vốn… Tập đoàn Đèo Cả đề xuất phương thức thực hiện dự án “3P+” để nâng cao năng lực quản lý dự án, tối ưu hiệu quả đầu tư bởi lợi nhuận từ nhà thầu thi công được góp trở lại vào vốn đầu tư dự án. Bên cạnh đó, lợi ích và trách nhiệm của nhà thầu cũng chính là lợi ích và trách nhiệm của nhà đầu tư, gắn liền với hiệu quả thực hiện, vận hành dự án.

Ở mô hình huy động vốn “3P+”, vốn đầu tư dự án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, tăng hiệu quả huy động vốn, giảm thiểu rủi ro về nguồn vốn trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Cụ thể: P1+ là phần vốn ngân sách nhà nước đóng góp bao gồm vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương, với tỷ lệ vốn nhà nước góp trên 50% và tối đa; P2+ là vốn chủ sở hữu đến từ các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước; P3+ vốn huy động từ tín dụng, trái phiếu, hợp đồng BBC (hợp tác kinh doanh), nguồn vốn huy động khác…

Tập đoàn Đèo Cả là nhà đầu tư hạ tầng giao thông hàng đầu Việt Nam, năng lực được khẳng định bằng việc hoàn thành nhiều công trình trọng điểm quốc gia như chuỗi các hầm xuyên núi Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, Hải Vân 2, “giải cứu” thành công các dự án cao tốc đình trệ nhiều năm là Bắc Giang - Lạng Sơn và Trung Lương - Mỹ Thuận, mang lại giá trị thực cho xã hội, góp phần tạo động lực phát triển cho địa phương và khu vực nơi có các dự án đi qua.

Trên đại công trường cao tốc Bắc – Nam, Tập đoàn Đèo Cả đã đưa hầm Thung Thi - hầm xuyên núi lớn nhất đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và hầm Trường Vinh thuộc đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu về đích theo đúng kế hoạch đề ra. Tập đoàn Đèo Cả cũng đang thi công tại các dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Chí Thạnh – Vân Phong…

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giai đoạn 1 có chiều dài 93,35 km, điểm đầu tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh - huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn và điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 3 thuộc xã Chí Thảo - huyện Quảng Hoà - tỉnh Cao Bằng.

Trong giai đoạn 1, tuyến cao tốc được thiết kế với vận tốc 80 km/h, với bề rộng mặt cắt ngang nền đường 17m đối với các đoạn thông thường và 13,5m đối với các đoạn phức tạp. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn này là 14.167 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2026, thời gian hoàn vốn dự kiến là 24 năm 10 tháng.

Sau khi hoàn thành, công trình sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và khu vực, góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh quốc gia. 

Theo TTXVN


Tin liên quan

Gỡ khó cơ chế vốn sớm triển khai cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Gỡ khó cơ chế vốn sớm triển khai cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Năm 2019, tỉnh Cao Bằng đã mời Tập đoàn Đèo Cả về tham gia nghiên cứu triển khai dự án. Quy hoạch ban đầu sau năm 2030 mới thực hiện. Tuy nhiên, tỉnh Cao Bằng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ triển khai sớm trước năm 2030 để có cơ sở nghiên cứu, triển khai dự án.

Đọc tiếp →

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Cao Bằng là 6.700,3 km2; gồm 10 đơn vị hành chính: Thành phố Cao Bằng và 09 huyện (Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Trùng Khánh).

Đọc tiếp →

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040

Theo đó, ranh giới thành lập Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu tỉnh Cao Bằng bao gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích của 31 xã và ba thị trấn biên giới (từ xã Cần Nông, huyện Hà Quảng đến xã Đức Long, huyện Thạch An). KKT có diện tích khoảng 30.130 ha.

Đọc tiếp →

Tiến độ tuyến đường tránh TP Cao Bằng 222 tỷ đồng

Tiến độ tuyến đường tránh TP Cao Bằng 222 tỷ đồng

Thông tin từ Báo Cao Bằng, tuyến tránh TP Cao Bằng là công trình quan trọng thúc đẩy phát triển hạ tầng đô thị, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch; tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác giảm thiểu lưu lượng phương tiện qua trung tâm đô thị.

Đọc tiếp →

Kế hoạch thẩm định cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dự kiến thông qua vào tháng 4

Kế hoạch thẩm định cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dự kiến thông qua vào tháng 4

Nguồn vốn giai đoạn 1 là 13.174 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 9.516 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 1 gồm 6.580 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước, chiếm 49,92% tổng mức đầu tư; vốn nhà đầu tư và các nguồn vốn khác 6.594 tỷ đồng.

Đọc tiếp →

Thủ tướng khảo sát thực địa, thúc đẩy 2 'động lực phát triển' mới của Cao Bằng

Thủ tướng khảo sát thực địa, thúc đẩy 2 'động lực phát triển' mới của Cao Bằng

Theo quy hoạch, khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng bao gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích của 31 xã và ba thị trấn biên giới (từ xã Cần Nông, huyện Hà Quảng đến xã Đức Long, huyện Thạch An). Quy mô lập quy hoạch khu kinh tế có diện tích khoảng 30.130 ha.

Đọc tiếp →

Cao Bằng cần sớm triển khai quy hoạch chung xây dựng khu du lịch Thác Bản Giốc

Cao Bằng cần sớm triển khai quy hoạch chung xây dựng khu du lịch Thác Bản Giốc

Tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc từ năm 2017. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, kết quả rất hạn chế, chưa có nhiều công trình được thực hiện để thu hút khách du lịch.

Đọc tiếp →

Cao Bằng đấu giá 20 lô đất tại huyện Trùng Khánh, khởi điểm từ 4,52 triệu đồng/m2

Cao Bằng đấu giá 20 lô đất tại huyện Trùng Khánh, khởi điểm từ 4,52 triệu đồng/m2

Thông tin liên hệ: Công ty Đấu giá Hợp danh An Việt, địa chỉ số OV14.1, Khu chức năng đô thị Xuân Phương, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội; chi nhánh Công ty Đấu giá Hợp danh An Việt tại Cao Bằng, địa chỉ tổ 11, Đường 3/10, phường Sông Bằng, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, điện thoại 0842.129.888.

Đọc tiếp →

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Theo đó, Quy hoạch nhằm phát triển kinh tế tỉnh Cao Bằng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên các lợi thế về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, lịch sử, xã hội và được vận hành trên cơ sở nền hành chính cải cách theo hướng cởi mở, thân thiện.

Đọc tiếp →

Cao Bằng đề xuất loạt cơ chế đặc thù cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Cao Bằng đề xuất loạt cơ chế đặc thù cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng vừa gửi Bộ Giao thông Vận tải về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), thời điểm hiện tại, việc khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và lập khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được hoàn thành.

Đọc tiếp →

Liên danh Busadco - Việt Hoàng Huy làm khu du lịch 1.200 tỷ ở Cao Bằng

Liên danh Busadco - Việt Hoàng Huy làm khu du lịch 1.200 tỷ ở Cao Bằng

Cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Lễ công bố Biên bản ghi nhớ (MOU), Biên bản hợp tác (MOC) và Thư bày tỏ quan tâm tài trợ cung cấp tài chính cho các dự án phát triển vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai.

Đọc tiếp →

Quy hoạch xây dựng vùng Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Quy hoạch xây dựng vùng Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Theo Quyết định, phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng Phia Oắc – Phia Đén gồm địa phận 4 đơn vị hành chính là thị trấn Tĩnh Túc, xã Phan Thanh, xã Thành Công, xã Quang Thành thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Đọc tiếp →

Loạt dự án giao thông quan trọng được phê duyệt đầu tư, chuẩn bị khởi công

Loạt dự án giao thông quan trọng được phê duyệt đầu tư, chuẩn bị khởi công

Thông tin tại cuộc họp giao ban trực tuyến tháng 5 của Bộ Giao thông vận tải diễn ra hôm nay (26/5), Chánh Văn phòng Bộ Nguyễn Trí Đức cho biết, tại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ dự kiến đầu tư 66 dự án khởi công mới.

Đọc tiếp →

TP Cao Bằng sẽ mời đầu tư 26 dự án đến 2030

TP Cao Bằng sẽ mời đầu tư 26 dự án đến 2030

Theo Báo Cao Bằng, hiện trên địa bàn TP Cao Bằng có 12 dự án đang được đầu tư với quy mô hơn 253 ha. Đây là những dự án phát triển các đô thị: 2A, 4A1, 5A, 6A, 7A, 8A, 9A, 10A, 13A (khu đô thị Bắc sông Hiến), 1B và dự án phát triển đô thị phường Sông Bằng (khu C).

Đọc tiếp →

Sovico muốn làm sân bay và bất động sản tại Cao Bằng?

Sovico muốn làm sân bay và bất động sản tại Cao Bằng?

Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn Sovico mong muốn tỉnh thông tin thêm các điều kiện về cơ sở hạ tầng có thể xây dựng sân bay, khu công nghiệp logistic; phát triển trồng cây dược liệu, phát triển đô thị, khu vui chơi giải trí, sân golf, dịch vụ du lịch.

Đọc tiếp →

Đầu tư 222 tỷ đồng làm 7,5 km tuyến tránh TP Cao Bằng

Đầu tư 222 tỷ đồng làm 7,5 km tuyến tránh TP Cao Bằng

Dự án có tổng chiều dài khoảng 7,56 km. Điểm đầu tại Km0+00 giao với quốc lộ 34B (tại Km53+250) thuộc phường Duyệt Trung, TP Cao Bằng. Điểm cuối tại Km7+558,18 giao với quốc lộ 3 (tại Km271+500) thuộc phường Sông Hiến, TP Cao Bằng.

Đọc tiếp →

Thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc đi qua Lạng Sơn, Cao Bằng

Thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc đi qua Lạng Sơn, Cao Bằng

Hội đồng thẩm định liên ngành vừa tổ chức cuộc họp thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tại cuộc họp này đã xem xét nhiều nội dung quan trọng; trong đó có vấn đề vốn của dự án.

Đọc tiếp →

Quy hoạch vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030

Quy hoạch vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030

Theo quyết định, phạm vi lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng được xác định trên toàn tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích tự nhiên là 6.703,42 km2 gồm 13 đơn vị hành chính; một thành phố và 12 huyện, với ranh giới phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; phía nam giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn.

Đọc tiếp →

Quy hoạch khu công nghiệp Chu Trinh, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Quy hoạch khu công nghiệp Chu Trinh, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Khu công nghiệp Chu Trinh có tổng diện tích đầu tư trên 80 ha gồm các hạng mục là khu trung tâm điều hành và dịch vụ khu công nghiệp; trạm xử lý nước thải; hồ xả sự cố trạm xử lý nước thải; trạm điện 110 kV; trạm cấp nước sản xuất và sinh hoạt; 

Đọc tiếp →