Tin quy hoạch, tin tổng hợp tại Bình Phước

Thống nhất trình Quốc hội quyết định đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, đường bộ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Đây là trục giao thông quan trọng, kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, đường bộ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Đây là trục giao thông quan trọng, kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh.

“Đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên”, tờ trình nêu rõ.

Thống nhất trình Quốc hội quyết định đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng

Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có quy mô 6 làn xe. Giai đoạn phân kỳ đầu tư với chiều dài 128,8 km (đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông 27,8 km, qua địa phận tỉnh Bình Phước 101 km), quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, giải phóng mặt bằng một lần 6 làn xe.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án này khoảng 25.540 tỷ đồng, gồm 12.770 tỷ đồng vốn Nhà nước và 12.770 tỷ đồng vốn do nhà đầu tư thu xếp.

Với số vốn Nhà nước, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021- 2025.

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí cần thiết đầu tư Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Tuy nhiên, đề nghị phân tích rõ hơn các chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặc biệt chi phí liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lúa của dự án.

Trong cơ quan thẩm tra, có ý kiến cho rằng đề xuất bố trí 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là “không khả thi”. Bởi, theo quy định thì số vốn trên chỉ được thực hiện đến ngày 31/1/2026 trong khi dự án dự kiến đến hết năm 2026 mới hoàn thành.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị làm rõ phạm vi đầu tư và hướng tuyến. Vì theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thì đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài 140 km, song Chính phủ trình tổng chiều dài tuyến khoảng 128,8 km. Tương tự, theo quy hoạch thì hướng tuyến của Dự án đi về phía Tây Bắc, nhưng hướng tuyến theo đề xuất đi về phía Đông Nam.

Thống nhất trình Quốc hội quyết định đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành- Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Chính phủ kiến nghị đầu tư Dự án theo phương thức đối tác công tư. Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung các cơ sở để bảo đảm tính khả thi cho dự án, tránh trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc không huy động được vốn tín dụng dẫn đến phải chuyển đổi sang hình thức đầu tư công làm kéo dài thời gian, giảm hiệu quả đầu tư.

Báo cáo giải trình, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, tổng chiều dài tuyến đường giảm vì trong quá trình nghiên cứu địa phương đề xuất thay đổi điểm đầu dự án. Điều này cũng phù hợp với thực tế, giảm tổng đầu tư, phù hợp với khả năng tài chính của cả Nhà nước và nhà đầu tư mà vẫn đáp ứng được kết nối giao thông.

Liên quan hướng tuyến, ông Thắng cho rằng, quy hoạch không quy định cụ thể, còn khi nghiên cứu thực tế có thay đổi. Đơn vị tư vấn làm rất kỹ và đánh giá việc điều chỉnh hướng tuyến với địa phương là rất phù hợp. Chính phủ chỉ đạo 2 tỉnh cập nhật hướng tuyến mới vào quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.

Trước băn khoăn về vấn đề giải ngân, Bộ trưởng Bộ GTVT thừa nhận nguồn vốn dự án rất lớn nên để đảm bảo được lộ trình cơ bản hoàn thành vào năm 2026 cũng là một vấn đề. Kinh nghiệm cho thấy, ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư thì các địa phương phải triển khai mạnh mẽ để đảm bảo các điều kiện, trong đó có giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Cùng với đó xác định cụ thể nguồn vật liệu ngay trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, cả trữ lượng, khai thác, rà soát vướng mắc thủ tục khai thác mỏ để đáp ứng đủ nguồn nguyên vật liệu thi công; kiểm soát chặt chẽ giá thành.

Về tính khả thi của hình thức đầu tư PPP, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, theo phân tích phương án tài chính và kinh nghiệm của Bộ GTVT thì dự án này là tương đối khả thi, vì có phần của Nhà nước tham gia, phương án thu hồi vốn chỉ 18 năm.

Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là dự án hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược giúp kết nối khu vực Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, tạo điều kiện phát triển cho các địa phương trong khu vực.

Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội mong muốn trình sớm hơn nhưng cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo các yếu tố nên đến nay mới xem xét trình Quốc hội.

Thống nhất trình Quốc hội quyết định đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành- Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

“Công tác chuẩn bị đến nay cơ bản đảm bảo. Đề nghị ủng hộ bổ sung dự án này vào chương trình kỳ họp thứ 7” – ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh và bày tỏ ủng hộ chủ trương đầu tư dự án.

Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 7; đồng thời đề nghị tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ và phân tích rõ hơn một số vấn đề được cơ quan thẩm tra cũng như ý kiến tại phiên họp nêu ra.

Theo VOV


Tin liên quan

Đề xuất 25.500 tỷ làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất 25.500 tỷ làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Thông tin từ Báo Chính phủ,  tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, chiều 17/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Đọc tiếp →

Bình Phước khẩn trương hoàn thiện thủ tục các dự án trọng điểm

Bình Phước khẩn trương hoàn thiện thủ tục các dự án trọng điểm

Để khắc phục những khó khăn, tồn tại, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường chỉ đạo các ngành, cấp tiếp tục triển khai, bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đọc tiếp →

Dự án cao tốc 25.500 tỷ đoạn Gia Nghĩa – Chơn Thành do Vingroup và Techcombank đề xuất sẽ trình lên Quốc hội

Dự án cao tốc 25.500 tỷ đoạn Gia Nghĩa – Chơn Thành do Vingroup và Techcombank đề xuất sẽ trình lên Quốc hội

Mới đây, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp phiên mở rộng, thẩm tra sơ bộ, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông – Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.

Đọc tiếp →

Tạo đà cho 'tiểu trung tâm' vùng Đông Nam Bộ

Tạo đà cho 'tiểu trung tâm' vùng Đông Nam Bộ

Bình Phước đang phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Nam Bộ, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các cụm ngành có tiềm năng tạo nhiều việc làm có thu nhập và nguồn thu ngân sách; thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới với đô thị... Để làm được điều này, địa phương đang tích cực tăng cường thu hút đầu tư, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.

Đọc tiếp →

Thời cho các tỉnh công nghiệp hạng hai

Thời cho các tỉnh công nghiệp hạng hai

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang cho thấy sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài. Báo cáo mới nhất của CBRE cho thấy, tại các thị trường cung cấp đất công nghiệp lớn trên cả nước gần như không còn đất để cho thuê.

Đọc tiếp →

Những bất động sản của doanh nghiệp 'Shark' Thuỷ

Những bất động sản của doanh nghiệp 'Shark' Thuỷ

Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ (còn được biết đến với tên gọi "Shark" Thuỷ) sinh năm 1982 tại Hà Nội, tốt nghiệp kỹ sư Đại học Mỏ địa chất. Ông Thuỷ là Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Apax Holdings và CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup, các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động chính là cung cấp các dịch vụ giáo dục, tư vấn du học, đầu tư tài chính, tư vấn tài chính, tư vấn xúc tiến thương mại...

Đọc tiếp →

Sẽ có 7 tuyến đường sắt đi từ Tp.HCM đến Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Cần Thơ

Sẽ có 7 tuyến đường sắt đi từ Tp.HCM đến Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Cần Thơ

Hiện nay, kết nối giao thông giữa Tp.HCM với 7 tỉnh lân cận chủ yếu mới chỉ dựa vào một số tuyến đường cao tốc như cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối các tỉnh phía Đông; đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận kết nối các tỉnh miền Tây. Các dự án khác như tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành vẫn đang triển khai. Còn cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài, Tp.HCM - Chơn Thành nhanh nhất năm 2025 mới khởi công.

Đọc tiếp →

Bình Phước đón cơ hội đầu tư FDI từ châu Âu

Bình Phước đón cơ hội đầu tư FDI từ châu Âu

Lãnh đạo của hơn 100 doanh nghiệp đến từ 27 quốc gia EU và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), sẽ tìm hiểu và chia sẻ cơ hội đầu tư lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tại Bình Phước.

Đọc tiếp →

Phát triển nhà ở xã hội phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp

Phát triển nhà ở xã hội phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp

Đến năm 2030, tỉnh giải quyết nhu cầu ở xã hội cho khoảng 133.000 người thuộc các nhóm đối tượng thụ hưởng (chiếm khoảng 85% so với tổng nhu cầu); trong đó, có 123.000 người thuộc nhóm đối tượng công nhân và 10.000 người thuộc các nhóm còn lại.

Đọc tiếp →

Đề xuất làm đường vành đai 5 Tp.HCM kết nối Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên

Đề xuất làm đường vành đai 5 Tp.HCM kết nối Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên

Theo các chuyên gia, hạ tầng giao thông kết nối giữa Tp.HCM và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ rất yếu và thiếu. Hành lang Đông Nam Bộ là trục kinh tế chính của vùng, nối từ Tây Nguyên qua Bình Dương, Đồng Nai, đến cảng Cái Mép - Thị Vải. Khoảng giữa vành đai 3 và vành đai 4 hiện là khu vực phù hợp nhất để phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng quốc gia và của vùng.

Đọc tiếp →

Cận Tết, đất nền phía Nam diễn biến lạ

Cận Tết, đất nền phía Nam diễn biến lạ

Theo số liệu của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS, thị trường đất nền không còn tình trạng "sốt nóng" như thời kỳ trước. Các sản phẩm đất nền trải qua nhiều nhịp giảm giá, cắt lỗ đến 30-40% nhưng vẫn khó thanh khoản. Tuy nhiên, mức giảm này được hiểu là so với đỉnh sốt, vẫn chưa thực sự tiệm cận sát với giá trị thực.

Đọc tiếp →

Xử lý dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ kéo dài

Xử lý dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ kéo dài

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường giám sát, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất thực hiện đầu tư dự án; tăng cường tham mưu, rà soát xây dựng danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm nhằm đánh giá tổng thể hiện trạng đất công cấp tỉnh, đề xuất phương án đấu giá quyền sử dụng đất.

Đọc tiếp →

Đất vườn tỉnh rao bán cắt lỗ 50%, môi giới vẫn “oằn mình” tìm khách

Đất vườn tỉnh rao bán cắt lỗ 50%, môi giới vẫn “oằn mình” tìm khách

Mới đây, một một giới đã đăng rao bán một mảnh đất vườn diện tích hơn 1.000m2 tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú (Bình Phước) với giá 380 triệu đồng. Giá này đã giảm 350 triệu đồng so với đầu năm 2023. Mảnh đất được giới thiệu là có mặt tiền 19m, sát các tiện ích như nhà văn hoá, trường học…

Đọc tiếp →

Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (25/11 - 1/12): Duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước, chọn được nhà thầu xây sân bay Quảng Trị

Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (25/11 - 1/12): Duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước, chọn được nhà thầu xây sân bay Quảng Trị

Mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là điểm đến hấp dẫn của Vùng Đông Nam Bộ, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Đọc tiếp →

Bình Phước đề nghị dừng dự án xây dựng tòa nhà trung tâm hành chính tỉnh

Bình Phước đề nghị dừng dự án xây dựng tòa nhà trung tâm hành chính tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước vừa ký tờ trình thông qua chủ trương dừng thực hiện Dự án xây dựng tòa nhà trung tâm hành chính tỉnh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT).

Đọc tiếp →

Duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước, phát triển các tuyến du lịch kết nối với Campuchia, Lào, Thái Lan

Duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước, phát triển các tuyến du lịch kết nối với Campuchia, Lào, Thái Lan

Mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là điểm đến hấp dẫn của Vùng Đông Nam Bộ, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Đọc tiếp →

Đất nền tỉnh vẫn “cắt lỗ” sâu: Chủ đất rao bán giảm 600 triệu/nền vẫn không nhận được cuộc gọi nào hỏi mua

Đất nền tỉnh vẫn “cắt lỗ” sâu: Chủ đất rao bán giảm 600 triệu/nền vẫn không nhận được cuộc gọi nào hỏi mua

Tình trạng cắt lỗ bất động sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt so với đầu năm 2023, tuy vậy, tìm hiểu thị trường được biết, phân khúc đất nền “vùng xa” của Tp.HCM vẫn trong tình trạng rao bán cắt lỗ khá nhiều. Đặc biệt, ở loại hình đất nền dự án tại các khu vực “xa xôi” so với Tp.HCM như Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Chơn Thành, Đồng Xoài (Bình Phước) ghi nhận nhà đầu tư vẫn rao bán cắt lỗ, giảm từ 500- 800 triệu đồng/nền.

Đọc tiếp →

Giá đất ở cao nhất tại Bình Phước 30 triệu đồng/m2

Giá đất ở cao nhất tại Bình Phước 30 triệu đồng/m2

Theo quyết định ban hành quy định bảng giá đất trên địa bàn giai đoạn 2020 – 2024 vừa được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước phê duyệt, giá đất ở trên địa bàn cao nhất là 30 triệu đồng/m2, giá thấp nhất là 120 nghìn đồng/m2.

Đọc tiếp →

Bình Phước dự kiến quy hoạch hai tuyến đường sắt dài khoảng 230 km

Bình Phước dự kiến quy hoạch hai tuyến đường sắt dài khoảng 230 km

Đối với tuyến Dĩ An - Lộc Ninh, từ Km55+200 tại khu vực bắt đầu địa phận tỉnh Bình Phước, tuyến đi phía tây quốc lộ 13 tới ga Chơn Thành tại Km61+660, cạnh khu công nghiệp Nam Chơn Thành, tuyến đi tiếp về phía bắc tránh thị trấn Chơn Thành đến ga Minh Hưng.

Đọc tiếp →